Tên Miền Quốc Tế Là Gì? Tất Tần Tật Những Thông Tin Cần Biết Về Tên Miền Quốc Tế

Sử dụng một tên miền quốc tế khi xây dựng Website là lựa chọn quan trọng để doanh nghiệp bạn thành công vươn ra thị trường thế giới. Với một Domain quốc tế, khách hàng và người tìm kiếm thông tin ở quốc gia khác nhau được tiếp cận Website bằng ngôn ngữ bản địa. Vậy cách giải thích rõ ràng về tên miền quốc tế là gì? Nội dung dưới đây của MONA CLOUD giúp bạn hiểu tường tận các thông tin về chủ đề này.

Tên miền quốc tế là gì?

Internationalized Domain Name – IDN có nghĩa là tên miền quốc tế và cũng là Domain được tổ chức ICANN cấp phát cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đã đăng ký. Khác với các Domain thông thường sử dụng trong quốc gia, IDN được hình thành bằng cách sử dụng các ký tự từ hệ thống chữ viết khác nhau như tiếng Trung Quốc, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha. Đồng thời, chúng được mã hóa theo tiêu chuẩn Unicode và được dùng khi có sự cho phép của các giao thức IDN có liên quan.

tên miền quốc tế là gì

Không giống với tên miền quốc gia Việt Nam là .vn, tên miền quốc tế có nhiều lựa chọn đuôi Domain khác nhau. Tính đến tháng 12/2023, theo phân tích của chuyên gia nghiên cứu Tiago Bianchi, các đuôi tên miền phổ biến nhất là .com (khoảng 46%), .org (khoảng 4.5%), .ru (khoảng 3.4%), .de (khoảng 2.9%), .net (khoảng 2.7%).

Phân loại tên miền quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay

Cách để phân loại tên miền quốc tế là gì? Tên miền quốc tế được thực hiện phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy theo tiêu chí được xét. Khi căn cứ và dạng Domain thì chúng được chia như sau:

  • .com (commercial): là tên miền cấp cao nhất (TLD), phù hợp với doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, công ty về công nghệ và khởi nghiệp, Website thông tin.
  • .org (organization): phù hợp với các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện, tổ chức giáo dục và tổ chức có lợi cho xã hội.
  • .net (network): thường dùng cho tổ chức liên quan đến công nghệ và dịch vụ mạng.

phân loại tên miền

  • .gov: thường được dùng cho cơ quan và tổ chức chính phủ các nước.
  • .edu: là TLD dành riêng cho tổ chức giáo dục như trường cấp 3, trường đại học, trường cao đẳng.
  • .info: thường được các công ty sử dụng để phát triển Website thông tin.
  • .biz: thường dành cho doanh nghiệp và tổ chức thương mại.
  • .me: đa số được sử dụng cho Website, Blog hay Portfolio để nâng cao thương hiệu và bổ sung dấu ấn mang tính cá nhân.

Vòng đời của tên miền quốc tế

Các giai đoạn của một vòng đời của tên miền quốc tế là gì? Trên thực tế, chúng không có sự tương tự với các tên miền quốc gia, gồm 7 giai đoạn từ khi chưa đăng ký đến khi có thể được mua lại. MONA CLOUD chia sẻ đến bạn đặc điểm của Domain trong từng giai đoạn trong nội dung dưới đây.

Trạng thái chưa đăng ký – Available

Ở trạng thái này, Domain có thể được gọi bằng từ “zin” tức chưa được đăng ký bởi bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào. Lúc này, bạn và tất cả mọi người được toàn quyền chọn và đăng ký theo quy định. Những tiêu chí để đăng ký một tên miền hợp lệ gồm:

  • Các ký tự nằm trong bảng chữ cái từ A – Z, số từ 0 – 9 và dấu trừ.
  • Độ dài Domain tối đa là 253 ký tự có tính cả phần mở rộng như .com, net, .biz, .info, .asia

trạng thái chưa đăng ký

Trạng thái đã đăng ký – Registered

Ngay sau khi hoạt động mua tên miền được thực hiện thành công, trạng thái của Domain được chuyển sang chế độ đã đăng ký. Lúc này, chúng bắt đầu hoạt động và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đứng ra đăng ký.

trang-thai-da-dang-ky

Việc gia hạn tên miền được thực hiện vào khoảng thời gian Domain có hiệu lực hoạt động. Thời gian bạn có thể lựa chọn sử dụng IDN là từ 1 đến 10 năm tùy theo lựa chọn đăng ký ban đầu.

Trạng thái tên miền hết hạn – Expired

Sau khoảng thời gian đăng ký, tên miền của bạn bước đến trạng thái hết hạn. Lúc này, bạn không còn quyền để sử dụng và truy cập vào Domain nữa. Các dữ liệu trong Website sẽ tạm thời bị ngưng hiển thị nếu người dùng nhấp vào. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng thì phải gia hạn thêm thời gian.

tên miền hết hạn

Trạng thái cần gia hạn – Grace Period

Khi Domain đã hết hạn, chúng tiến đến chế độ chờ đợi. Trong khoảng thời gian này, Domain không hoạt động, không cung cấp thông tin, dịch vụ nhưng cũng không có ai có thể đăng ký lại.

trạng thái tên miền cần gia hạn

Theo quy định của ICANN, thời gian Domain ở trạng thái này kéo dài từ 30 – 45 ngày tùy theo từng tên miền cụ thể. Một số quy định cụ thể về thời gian gia hạn cho IDN đặc biệt như sau:

  • .name: không có thời gian chờ đợi gia hạn.
  • .tel: thời gian chờ gia hạn là 30 ngày.

Trạng thái chờ chuộc – Redemption

Khi Domain rơi vào trạng thái chờ chuộc, toàn bộ thông tin quản trị viên bị xóa và mọi truy cập dựa trên Domain như Web, mail bị chấm dứt. Điều này có nghĩa tên miền đã không còn hoạt động. Tuy nhiên, thay vì mở Domain thành trạng thái tự do thì chúng lại được giữ ở chế độ “ chờ chuộc”. Khoảng thời gian cho chế độ này hoạt động khoảng 25 – 30 ngày.

tên miền chờ chuộc

Vậy nếu muốn chuộc lại Domain thì các phí cần đóng để có lại tên miền quốc tế là gì? 2 khoản phí bạn phải đóng khi lựa chọn chuộc là phí chuộc và phí gia hạn ít nhất 1 năm:

  • Phí chuộc là chi phí để đổi Domain từ trạng thái Redemption sang trạng thái hoạt động.
  • Sau khi tên miền được chuộc thành công, bạn phải đóng phí gia hạn để chúng chuyển sang trạng thái Registered.

Trạng thái chờ xóa – Pending Deletion

Trong trường hợp bạn không chuộc lại tên miền trong thời gian quy định, IDN chuyển sang chế độ chờ xóa. Lúc này, bạn không thể thực hiện gia hạn lại Website và không thể có thêm bất kỳ hoạt động can thiệp nào vào Domain đó.

tên miền chờ xóa

Trạng thái này kéo dài trong khoảng 5 ngày. Trong khoảng từ 1 – 4 giờ sáng theo giờ Việt Nam của ngày cuối cùng, Domain bị xóa hoàn toàn và chuyển sang chế độ Released hay Available.

Trạng thái có thể mua – Released (Available)

Ở trạng thái này, Domain đã được tự do và tất cả mọi người đều có quyền mua và sử dụng. Những thủ tục và phí bạn cần để lấy được Domain không có sự khác biệt so với trạng thái đầu tiên – Available.

tên miền có thể mua

Thủ tục đăng ký tên miền quốc tế là gì?

Để sở hữu được một IDN, bạn phải chuẩn bị hồ sơ và gửi đến đúng đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký. Dưới đây là hướng dẫn của MONA CLOUD để bạn thực hiện dễ dàng hơn. 

Hồ sơ đăng ký

Trong hồ sơ đăng ký IDN cần có các giấy tờ sau:

  • Bản khai đăng ký sử dụng tên miền quốc tế.
  • Văn bản ủy quyền cho người thay mặt tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thủ tục. Giấy này chỉ sử dụng khi người đăng ký không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân (CCCD, hộ chiếu, CMND) nếu người đăng ký là người được ủy quyền.

hồ sơ đăng ký tên miền quốc tế

Địa chỉ đăng ký

Địa chỉ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam rất đa dạng. Bạn hãy truy cập danh sách nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam để lựa chọn được doanh nghiệp thuận tiện nhất. Đây đều là các nhà đăng ký chính thức, đảm bảo Domain của bạn được hợp lệ và thuộc hệ thống ICANN.

địa chỉ đăng ký tên miền quốc tế

Phương thức đăng ký

Các phương thức để bạn đăng ký tên miền quốc tế là gì? Hiện nay, bạn được lựa chọn 1 trong 3 hình thức đăng ký nhanh gọn, gồm:

  • Nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở và cơ sở của doanh nghiệp trong danh sách nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam. Khi nộp hồ sơ, người thực hiện phải xuất trình được giấy CCCD hoặc hộ chiếu nếu là người nước ngoài.
  • Gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký. Khi gửi hồ sơ, người thực hiện phải kèm theo bản chứng thực giấy CCCD hoặc hộ chiếu với người nước ngoài.
  • Đăng ký trực tuyến qua các trang thông tin điện tử của nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam mà bạn chọn. Cách này được thực hiện trong trường hợp bạn dùng chữ ký số.

phương thức đăng ký tên miền quốc tế

Lợi ích khi sử dụng tên miền quốc tế

Sử dụng tên miền quốc tế mang đến nhiều lợi ích về tiếp cận thị trường người dùng, chi phí vận hành, tăng lợi thế cạnh tranh… Đây chính là lý do khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng đến việc lựa chọn Domain này.

Sử dụng được trên phạm vi toàn cầu

Việc sử dụng Domain quốc tế thúc đẩy lượng khách truy cập vào Website của bạn đáng kể. IDN tự động kết nối được với nhiều người xem hơn vì người dùng từ các quốc gia khác có thể sử dụng bộ hỗ trợ ngôn ngữ. Nhờ đó, họ hiểu được nội dung trong Website, sau đó lưu lại web, chia sẻ trên các trang khác và tiếp tục quay trở lại vào lần tìm kiếm sau. 

sử dụng trên phạm vi toàn cầu

Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Website sử dụng Domain quốc tế thu hút được lượng lớn khách truy cập từ các quốc gia trên thế giới thông qua SEO. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không cần đầu tư chi phí thuê mặt bằng, thiết kế nội thất cho cửa hàng mà vẫn phục vụ, tư vấn được khách hàng thông qua hình thức trực tuyến. Nhờ đó, chi phí đầu tư cho hoạt động quảng cáo Website, quảng cáo tại điểm bán… được giảm xuống.

tiết kiệm chi phí quảng cáo

Thể hiện sự chuyên nghiệp

Website là một trong những yếu tố đánh giá sự chuyên nghiệp của một doanh nghiệp. Việc lựa chọn các tên miền cấp cao .com, .net, .gov, .org… là những đuôi phổ biến, khiến người dùng thấy quen thuộc và an toàn để nhấp vào. Họ cũng đánh giá đây là Website chuyên nghiệp vì đã xây dựng được Domain dễ tìm kiếm, thể hiện được thương hiệu hay điểm đặc trưng nổi bật về sản phẩm, dịch vụ.

thể hiện sự chuyên nghiệp

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Tên miền quốc tế là .com, .net, .info có xu hướng cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường người dùng rộng rãi hơn, không chỉ ở trong nước và quốc tế. Khi thị trường hướng đến là cả người nước ngoài, người dùng Việt sẽ an tâm hơn và lựa chọn của mình. 

gia tăng lợi thế cạnh tranh

Đồng thời, thương hiệu cũng dễ dàng mở rộng sang các sản phẩm mới, thậm chí là một lĩnh vực mới. Nhờ vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao hơn.

Tại sao cần khai báo tên miền quốc tế trước khi đăng ký? 

Theo Điều 23 Luật Công nghệ thông tin, cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khi không sử dụng tên miền quốc gia là .vn thì phải thực hiện thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông. Lý do hoạt động khai báo phải bắt buộc thực hiện gồm:

  • Đảm bảo trách nhiệm của người có liên quan trước pháp luật về tính chính xác của thông tin Domain.
  • Cá nhân và doanh nghiệp không khai báo tên miền quốc tế và không tuân thủ đúng luật định sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 5,000,000 VND – 10,000,000 VND.

khai báo tên miền quốc tế trước khi đăng ký

Cách đăng ký tên miền quốc tế nhanh chóng 

Cách để đăng ký tên miền quốc tế hiện nay được thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần kiểm tra tính khả dụng và tiến hành theo thủ tục là có thể sở hữu được Domain.

Kiểm tra tên miền

Hiện nay, một tên miền không thể được đăng ký đồng thời bởi hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhau. Chính vì vậy, bạn phải kiểm tra Domain mình lựa chọn liệu có đang tự do hay đã được đơn vị khác đăng ký trước. Đồng thời, thông qua kiểm tra, bạn cũng biết được Domain có hợp lệ hay không.

kiểm tra tên miền trước khi đăng ký

Để kiểm tra tên miền, bạn có thể dán chúng vào Website trực tuyến và xem kết quả. Một số trang web online uy tín và miễn phí để bạn kiểm tra là WHOIS, VNNIC, Domain.com, GoDaddy, DNS Checker…

Tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký với đơn vị cung cấp

Các thao tác thực hiện thủ tục đăng ký với đơn vị cung cấp như sau:

Bước 1: Bạn kiểm tra thông tin giỏ hàng gồm thời gian đăng ký, chi phí, tên…

Bước 2: Bạn đăng nhập tài khoản trên Website cung cấp Domain. Tiếp đó, bạn hoàn thành việc chọn mua Domain theo nhu cầu.

Bước 3: Bạn chọn hình thức thanh toán phù hợp để mua thành công và đưa vào dùng.

tiến hành thủ tục đăng ký

Hướng dẫn cách khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký tên miền

3 bước để bạn khai báo tên miền quốc tế nhanh chóng tại Bộ Thông tin và Truyền thông:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ của Bộ Thông tin và Truyền thông. (https://thongbaotenmien.vn/trangchu.xhtml)

Bước 2: Bạn tìm phần QUY TRÌNH THÔNG BÁO TÊN MIỀN, nhấn TẠI ĐÂY tại phần THÔNG BÁO TÊN MIỀN QUỐC TẾ. Trong giao diện mới, bạn dán tên miền vào ô Tên miền chuẩn bị thông báo và nhấn Tra cứu.  

Bước 3: Nếu Domain được khai báo lần đầu, bạn nhấn vào Thông báo sử dụng. Tiếp đó, bạn nhấn vào lựa chọn sử dụng tên miền cho cá nhân hoặc tổ chức tùy theo chủ thể Domain là đối tượng tương ứng.

thủ tục khai báo tên miền

Sau khi hoàn thành, hệ thống gửi email tự động từ địa chỉ [email protected]. Nội dung email cung cấp các thông tin về tên miền đã được khai báo và mật khẩu mà bạn đã tạo.

Một số lưu ý quan trọng khi đăng ký tên miền quốc tế

Khi thực hiện đăng ký tên miền quốc tế, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Lựa chọn tên miền dễ nhớ, có đuôi phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
  • Tên miền nền thể hiện được một số yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động.
  • Hạn chế những ký tự đặc biệt trong tên miền như dấu “-”.
  • Bạn nên kiểm tra sự khả dụng của Domain trước khi đăng ký để không làm mất thời gian do bị trùng lặp.

Mua tên miền quốc tế chất lượng tại MONA CLOUD

MONA CLOUD là doanh nghiệp cung cấp tên miền quốc tế giá rẻ, uy tín và chất lượng cao tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực phát triển các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến cùng tính năng vượt trội. 

mua tên miền tại mona cloud

 

Hơn thế nữa, MONA CLOUD còn tư vấn và cung cấp tên miền giúp tối ưu chi phí, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lựa chọn MONA cũng chính là lựa chọn giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp phát triển Website, ứng dụng, tăng cường sức mạnh SEO và khả năng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.

Thông tin liên hệ:

MONA CLOUD luôn nỗ lực hoạt động để phục vụ bạn được tận tình, chu đáo và toàn vẹn nhất. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về Domain phù hợp. Trong trường hợp bạn có câu hỏi về tên miền quốc tế là gì và vấn đề liên quan, bạn hãy gửi câu hỏi về hộp chat tại Website của MONA để đội ngũ kỹ thuật viên có thể phản hồi chính xác và nhanh nhất.