Cách phát hiện và xử lý Website bị dính mã độc Virus, Malware

Khi vận hành một trang web, bảo mật là yếu tố vô cùng quan trọng mà không thể bỏ qua. Tuy nhiên, tình trạng website bị dính mã độc đang trở nên ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả doanh nghiệp và người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp xử lý khi website bị dính mã độc, giúp bạn bảo vệ trang web của mình một cách hiệu quả.

Website bị dính mã độc là gì?

Mã độc website, còn được biết đến với tên gọi khác là phần mềm độc hại (Malicious Software hoặc Malware), là các đoạn mã được thiết kế để gây hại cho hệ thống máy tính, thiết bị điện tử và hệ thống cơ sở hạ tầng của website.

Khi website bị dính mã độc, tức là trang web có chứa đoạn mã được thiết kế để thực hiện hoạt động xấu như trộm cắp thông tin cá nhân và dữ liệu nội bộ, phá hoại dữ liệu, lây lan virus vào máy tính của người dùng khi họ thực hiện truy cập vào website đó. 

khái niệm mã độc website là gì

Cách thức mã độc xâm nhập vào website tương đối đa dạng, bao gồm:

  • Injection Attacks: Kẻ tấn công gửi tập lệnh độc hại trong một chương trình nhận dữ liệu đầu vào để chèn mã độc vào website. Ví dụ điển hình của kiểu này là tấn công SQL Injection và cách thực hiện là gửi lệnh SQL độc hại vào một phiếu nhập lệnh.
  • File Uploads: Khi website cho phép người dùng tải lên tệp tin, kẻ tấn công có thể lợi dụng quyền này để tải lên tệp có chứa mã độc.
  • Phishing: Trang web giả mạo được tạo ra để lừa người dùng, thường bằng cách bắt chước một trang web hợp pháp (như ngân hàng) để đánh cắp thông tin đăng nhập của họ.
  • Backdoors: Một lỗ hổng bảo mật trên trang web có thể bị khai thác để cài đặt backdoor (cửa sau), cho phép kẻ tấn công truy cập và điều khiển website từ xa.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng website bị nhiễm mã độc là gì?

Số lượng lớn dịch vụ và ứng dụng được thiết lập trên trang web chính là cơ hội để tội phạm mạng hoạt động. Tin tặc sẽ tận dụng khả năng bảo mật kém hoặc lỗ hổng từ những bên thứ ba này để xây dựng con đường tấn công đến website.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên nhân khiến website bị dính mã độc phong phú hơn thế. Dưới đây là những lý do phổ biến dẫn đến một trang web vô tình bị tấn công bởi mã độc:

  • Hosting hoặc tài khoản quản trị không an toàn: Nếu Hosting của bạn bảo mật kém, hoặc mật khẩu tài khoản quản trị (admin) dễ đoán, kẻ xấu có thể dễ dàng truy cập và tiêm malware vào website của bạn.
  • Sao chép nội dung, hình ảnh từ các trang web chứa mã độc: Các hình ảnh hoặc nội dung từ những trang web này có thể chứa mã độc, và khi bạn sử dụng chúng, website của bạn cũng có thể bị lây nhiễm.
  • Quyền truy cập của thư mục: Nếu các thư mục trên server không được cấu hình đúng theo quyền truy cập, khiến ai cũng có thể đăng nhập. Khi đó, kẻ xấu có thể dễ dàng tải các file nhiễm độc lên server của bạn.
nguyên nhân gây ra nhiễm mã độc website
  • Máy tính cá nhân bị nhiễm trojan hoặc virus: Nếu máy tính của người quản trị website bị trojan hoặc nhiễm virus, thông tin đăng nhập có thể bị lộ, tạo cơ hội cho kẻ xấu có thể truy cập trái phép vào website của bạn. 
  • Bugs của mã nguồn mở chưa được cập nhật: Nếu website của bạn sử dụng các hệ thống quản lý nội dung như WordPress, Joomla,… mà không được cập nhật các phiên bản mới nhất, thì các lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác, khiến trang web dễ bị tấn công.
  • Các file tải lên website chứa mã độc: Nếu bạn hoặc người dùng khác tải lên các file chứa mã độc, như file nén, script hoặc ứng dụng không an toàn, website có thể bị nhiễm mã độc.

Những hậu quả nghiêm trọng khi website bị dính mã độc

Khi một website bị nhiễm mã độc, không chỉ dữ liệu và thông tin của bạn bị đe dọa, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Do đó, người quản trị hoặc chủ sở hữu trang web cần phải phát hiện và xử lý vấn đề này ngay lập tức. Nếu không xử lý kịp thời, mã độc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trang web và ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.

Cụ thể, những hậu quả khi website bị dính mã độc bao gồm:

  • Mất thông tin cá nhân của người dùng: Điều này không chỉ gây tổn hại cho người dùng mà còn có thể vi phạm các quy định về bảo vệ dữ liệu.
  • Giảm uy tín của trang web: Khách hàng thường sẽ không tin dùng một trang web bị nhiễm mã độc, từ đó doanh nghiệp sẽ đánh mất khách hàng và sụt giảm doanh thu.
  • Gây hại cho hệ thống máy tính của người dùng: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất, vì nó có thể gây mất dữ liệu hoặc làm hỏng hệ thống máy tính của người dùng.
hậu quả khi website bị nhiễm mã độc

Những dấu hiệu cho thấy website bị dính mã độc

Có một số dấu hiệu giúp bạn phát hiện nhanh tình trạng website bị nhiễm mã độc:

  • Mất lượng truy cập đột ngột: Khi lượng truy cập đến trang web sụt giảm đột ngột mà không có lý do rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu của việc website bị dính mã độc.
  • Mất trang index: Nếu một số trang chính của website không còn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm hoặc bị loại bỏ khỏi chỉ mục của các công cụ tìm kiếm, đây có thể là dấu hiệu của việc website bị tấn công và nhiễm mã độc.
  • Website bị chèn link lạ: Các tin tặc thường chèn các liên kết lạ vào website để tạo ra backlink giả mạo, có thể dẫn đến các trang web độc hại hoặc không đáng tin cậy.
dấu hiệu nhận biết website bị dính mã độc
  • Xuất hiện spam trên trang web: Nếu bạn thấy các bài viết, bình luận hoặc thông tin không phù hợp xuất hiện trên website mà không phải do bạn đăng tải, đây cũng có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công.
  • Thông báo từ Google Search Console: Google Search Console có thể cung cấp thông báo nếu phát hiện dấu hiệu của việc website bị tấn công hoặc nhiễm mã độc.

Một số giải pháp giúp website tránh bị nhiễm mã độc

Các phương pháp giải quyết tình trạng nhiễm mã độc website hiện đang được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm và áp dụng. Các giải pháp ngắn hạn và dài hạn dưới đây của MONA Cloud sẽ giúp website của bạn tránh được rủi ro bị tấn công nguy hiểm.

Giải pháp ngắn hạn

Những giải pháp ngắn hạn để giải quyết tình trạng website bị dính mã độc như sau:

  • Kiểm tra máy tính cá nhân: Đảm bảo máy tính của bạn không bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại để ngăn chặn sự lây lan của mã độc.
  • Thay đổi mật khẩu: Mật khẩu của bạn là yếu tố quan trọng trong bảo mật website. Vì thế, bạn hãy sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi thường xuyên để bảo vệ thông tin.
  • Cập nhật ứng dụng và tiện ích: Bạn hãy cập nhật các phần mềm, ứng dụng, tiện ích, chủ đề và plugin lên phiên bản mới nhất để đảm bảo website không có bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào. 
giải pháp xử lý mã độc website trong ngắn hạn
  • Khôi phục sao lưu và quét mã độc: Sử dụng giải pháp sao lưu dữ liệu an toàn và quét phần mềm độc hại để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.
  • Đánh giá thiệt hại: Trong trường hợp tệ nhất, nếu website bị dính mã độc, bạn cần đánh giá và khắc phục thiệt hại một cách nhanh chóng.
  • Loại bỏ website khỏi danh sách đen: Google thường đưa các website bị dính mã độc vào danh sách đen, điều này làm có thể bị loại khỏi chỉ mục tìm kiếm hoặc bị giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn đã chắc chắn rằng website của mình đã được làm sạch và đảm bảo an toàn cho người dùng, bạn hãy yêu cầu Google kiểm tra lại và index lại website của bạn. 

Giải pháp lâu dài

Có nhiều nguyên nhân gây ra việc website bị dính mã độc, từ lỗi bảo mật trên máy chủ đến các sơ hở trong quá trình quản trị website. Để đảm bảo an toàn cho website, bạn có thể áp dụng các giải pháp ngắn hạn như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, để bảo vệ website một cách toàn diện và bền vững hơn, bạn nên xem xét việc chuyển sang một nhà cung cấp Hosting uy tín và chất lượng hơn.

giải pháp xử lý mã độc website lâu dài

MONA Cloud là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Hosting và các giải pháp hạ tầng website chất lượng cao trên thị trường hiện nay. 

MONA Cloud mang đến cho khách hàng đa dạng các gói dịch vụ Web Hosting như VPS Hosting, Cloud Hosting, WordPress Hosting, Shared Hosting…. Tùy theo quy mô và định hướng hoạt động của mỗi doanh nghiệp, MONA Cloud sẽ thực hiện thiết lập môi trường hoạt động tối ưu và hiệu quả nhất cho website của họ. Với nhiều năm kinh nghiệm, MONA Cloud cam kết giúp website của khách hàng hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn trên Internet.

MONA Cloud

Ngoài ra, MONA Cloud còn hiện là công ty uy tín chuyên tư vấn giải pháp bảo mật web hiệu quả và hỗ trợ xử lý web nhiễm mã độc nhanh chóng. Do vậy, khi bạn nhận thấy website của mình có vấn đề, hãy liên hệ ngay đến MONA để được tư vấn biện pháp thực hiện tối ưu, giảm tối đa thiệt hại có thể xảy đến.

Hướng dẫn cách xử lý khi website bị dính mã độc

Khi đã xác định được website bị dính mã độc, bạn phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý để ngăn chặn sự lây lan của phần mềm độc hại, cũng như đảm bảo an toàn cho dữ liệu và người dùng của bạn. Dưới đây là 5 bước xử lý tình huống này một cách hiệu quả và nhanh chóng:

Bước 1: Xác định nguồn lây nhiễm mã độc cho trang web

Khi phát hiện website bị dính mã độc, việc quan trọng nhất bạn cần làm là xác định nguồn gốc của sự xâm nhập này. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà mã độc đã xâm nhập vào hệ thống của bạn và từ đó có kế hoạch xử lý hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp để xác định nguồn lây nhiễm mã độc cho trang web của bạn:

Cách 1: Kiểm tra trên máy tính cá nhân

Máy tính cá nhân của bạn khi đã bị nhiễm tác nhân gây hại như virus, phần mềm lấy cắp thông tin và tải lên mã độc thì nguy cơ website bị tấn công rất cao. Để kiểm tra chắc chắn, bạn hãy tải về phần mềm diệt virus, có thể đăng ký một bản trả phí và quét toàn bộ các file trên thiết bị. 

kiểm tra máy tính cá nhân

Nếu thiết bị của bạn xuất hiện virus hay mã độc, công cụ quét sẽ phát hiện và giúp bạn giải quyết nhanh chóng. Tiếp đó, bạn hãy khởi động lại máy, quét lại một lần nữa để kiểm tra lại. Sau khi máy tính đã sạch sẽ thì bạn mới thực hiện các bước tiếp theo.

Cách 2: Kiểm tra mã nguồn website bằng công cụ Google Search Console

Google Search Console là một công cụ quan trọng mà các quản trị website không thể thiếu. Cụ thể, công cụ này được cung cấp miễn phí để hỗ trợ bạn quản lý các liên kết và từ khóa liên quan đến trang web của bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà người dùng truy cập vào trang web của bạn. Hơn nữa, công cụ này thường xuyên kiểm tra trang web của bạn và thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu của mã độc.

kiểm tra mã nguồn website bằng Google Search Console

Quá trình kiểm tra mã nguồn của trang web bằng Google Search Console bao gồm các bước sau:

  • Truy cập vào Google Search Console và đăng nhập vào tài khoản của bạn.
  • Xác minh trang web của bạn với Google.
  • Hoàn thành tất cả các hướng dẫn từ Google để xác thực tài khoản của bạn.
  • Chọn mục “Vấn đề bảo mật” và thực hiện kiểm tra lỗi.

Cách 3: Kiểm tra mã độc trên trang web bằng các tool trực tuyến

Ngoài Google Webmaster Tools, hiện nay còn có nhiều trang web uy tín chuyên về việc quét và phát hiện nhanh các trường hợp website bị dính mã độc, ví dụ như: 

  • Sucuri: Công cụ này không chỉ giúp phát hiện website bị mã độc mà còn cung cấp dịch vụ bảo vệ trước các cuộc tấn công. Đây là công cụ phổ biến được nhiều người sử dụng để kiểm tra bảo mật cho website của họ.
  • SiteLock: Đây là tool cung cấp dịch vụ quét mã độc và loại bỏ chúng khỏi website. Nó cung cấp các giải pháp bảo mật khác nhau phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của website.
  • Comodo cWatch: Công cụ này cung cấp giải pháp bảo mật toàn diện cho các website, bao gồm quét và phát hiện mã độc. Nó cung cấp một loạt các công cụ và dịch vụ để đảm bảo sự an toàn cho website.
kiểm tra mã độc website bằng các tool trực tuyến
  • Qualys: Đây là một công cụ đến từ công ty an ninh mạng hàng đầu, cung cấp dịch vụ quét và phát hiện lỗ hổng bảo mật trên website. Nó không chỉ giúp phát hiện mã độc mà còn tối ưu hóa bảo mật tổng thể cho hệ thống.
  • Norton Safe Web: Tool này cung cấp công cụ miễn phí để kiểm tra tính an toàn của website. Ngoài việc phát hiện mã độc, nó còn đánh giá rủi ro về malware, phishing và các nguy cơ khác.

Cách 4: Sử dụng các plugin trên WordPress để kiểm tra

Khi web của bạn hoạt động trên nền tảng WordPress và gặp phải vấn đề về mã độc, bạn có thể sử dụng một số plugin sau để kiểm tra và xử lý:

  • 6Scan Security: Đây là một plugin cung cấp các công cụ quét tự động để phát hiện và loại bỏ mã độc, lỗ hổng bảo mật, và các mối đe dọa khác trên website. Giao diện dễ sử dụng giúp quản lý và xử lý các vấn đề bảo mật một cách nhanh chóng.
  • Wordfence Security: Là một plugin phổ biến giúp bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công. Nó cũng có tính năng quét mã độc và cung cấp các cập nhật để bảo vệ trước các mối đe dọa mới.
sử dụng plugin wordpress để kiểm tra mã độc

Cách 5: Kiểm tra website theo phương pháp thủ công

Sau khi thực hiện các bước kiểm tra trên để xác định liệu website của bạn có bị nhiễm mã độc hay không, nếu các ứng dụng bạn đang sử dụng hỗ trợ việc loại bỏ mã độc, bạn cũng nên thực hiện kiểm tra thủ công.

Bước đầu tiên là kiểm tra các tệp tin có thời gian chỉnh sửa gần đây nhất kể từ khi phát hiện website của bạn bị nhiễm mã độc. Các tệp tin như index., header, footer, default., và .htaccess thường là nơi mà mã độc có thể được thêm vào, đặc biệt là các đoạn mã base64.

kiểm tra mã độc theo phương pháp thủ công

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải về mã nguồn của trang web và sử dụng phần mềm diệt virus để quét kiểm tra. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận vì có thể phần mềm này sẽ xóa các tệp tin quan trọng nếu phát hiện chúng nhiễm mã độc.

Bước 2: Gỡ bỏ các ứng dụng được cài đặt mà không rõ nguồn gốc

Khi bạn đã xác định được website bị dính mã độc thì bước tiếp theo là gỡ bỏ ứng dụng được cài đặt mà không có nguồn gốc rõ ràng. Đầu tiên, bạn hãy tiến hành đăng nhập tài khoản quản trị Hosting của website. Thông tin đăng nhập này thường được cung cấp khi bạn mua dịch vụ Hosting

Tiếp theo, tìm kiếm mục “Ứng dụng cài đặt” hoặc “Ứng dụng đã cài đặt” trên giao diện quản trị. Đây là nơi bạn có thể xem danh sách các ứng dụng đã được cài đặt trên website của bạn. Hãy kiểm tra các ứng dụng mà bạn không nhớ cài đặt hoặc không biết nguồn gốc của chúng. Xác định các ứng dụng không rõ nguồn gốc và chọn tùy chọn gỡ bỏ hoặc xóa chúng khỏi website của bạn.

gỡ bỏ các ứng dụng không rõ nguồn gốc

Thường thì bạn sẽ có tùy chọn gỡ bỏ trực tiếp từ giao diện quản trị Hosting. Sau khi gỡ bỏ, hãy kiểm tra lại danh sách các ứng dụng để đảm bảo chỉ còn lại những ứng dụng mà bạn tin tưởng và nhớ đã cài đặt.

Bước 3: Khôi phục lại các bản sao lưu dữ liệu gần nhất

Trong trang quản trị Hosting, bạn hãy tìm mục “Backup” hoặc “Sao lưu và Phục hồi”. Kiểm tra danh sách các bản backup có sẵn và chọn bản backup gần nhất trước khi website của bạn bị nhiễm mã độc. Sau đó, chọn tùy chọn “Phục hồi” và làm theo hướng dẫn để khôi phục lại trang web của bạn với bản backup đã chọn. Đợi cho quá trình phục hồi hoàn tất và sau đó, hãy kiểm tra lại trang web để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.

khôi phục lại các bản sao lưu dữ liệu

Bước 4: Thay đổi toàn bộ các thông tin quản trị

Sau khi giải quyết được mã độc, bạn cần thay đổi toàn bộ dữ liệu về tài khoản quản trị. Tại màn hình quản trị Hosting, bạn chọn “Quản lý tài khoản” hoặc “Tài khoản người dùng” và tiến hành thay đổi tên đăng nhập và mật khẩu thành những ký hiệu hoàn toàn mới, chưa từng sử dụng trước đó. Lưu ý, bạn nên tìm hiểu hướng dẫn đặt mật khẩu mạnh ở Hosting để bảo mật tốt nhất.

thay đổi toàn bộ dữ liệu về tài khoản quản trị

Bước 5: Tối ưu hóa mã nguồn cho website

Khi đã giải quyết các vấn đề về bảo mật, bạn cần tối ưu hóa mã nguồn để nâng cao hiệu suất và bảo mật của trang web. Bằng cách loại bỏ các đoạn mã không cần thiết, sửa lỗi và cải thiện cấu trúc code, bạn không chỉ giúp tăng tốc độ tải trang mà còn giảm nguy cơ bị tấn công từ các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trong mã nguồn.

tối ưu hóa mã nguồn website

Như vậy, MONA Cloud đã chia sẻ với bạn toàn bộ những thông tin liên quan đến website bị dính mã độc, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến cách khắc phục. Với việc nắm vững những biện pháp phòng tránh và xử lý khi website bị dính mã độc, bạn có thể bảo vệ trang web của mình khỏi những mối đe dọa an ninh mạng. Hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo mật định kỳ và duy trì sự giám sát liên tục để đảm bảo rằng website của bạn luôn an toàn và hoạt động một cách trơn tru.