Chi Phí Duy Trì Website Mỗi Năm Là Bao Nhiêu? Cập Nhật Mới Nhất Năm 2024

Khi xây dựng một trang web, không chỉ cần tính toán chi phí ban đầu mà còn cần xem xét các chi phí duy trì sau này. Từ việc mua tên miền đến hosting và bảo trì, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí duy trì website là rất quan trọng để quản lý ngân sách hiệu quả và đảm bảo trang web của bạn hoạt động một cách suôn sẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá chi tiết về các khoản chi phí cần thiết để duy trì một trang web và cách tối ưu hóa chi phí này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chi phí duy trì website là gì?

Chi phí duy trì website là số tiền bạn phải thanh toán hàng năm để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của website trong thời gian dài. Chi phí này thường được phân tách riêng biệt so với chi phí thiết kế web. Dù bạn chọn sử dụng dịch vụ thiết kế website trọn gói giá rẻ hay chuyên nghiệp, vẫn cần phải chi trả các khoản phí sau để duy trì:

  • Kinh phí phí bắt buộc: Bao gồm tiền gia hạn hosting và tên miền.
  • Kinh phí duy trì trang web có thể có: Bao gồm tiền gia hạn SSL, chi phí bảo trì website, SEO và một số chi phí khác.
chi phí duy trì website

Tại sao doanh nghiệp cần phải duy trì trang web?

Tiếp theo, MONA Cloud sẽ chia sẻ ngay cho bạn về 7 lý do mà doanh nghiệp cần phải tiến hành việc duy trì trang web thường niên:

Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn

Có một sự thật đó là trải nghiệm của khách hàng trên trang web tỷ lệ thuận với quyết định của họ khi mua sắm trực tuyến. Một trang web chậm hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ làm mất lòng tin và tạo ấn tượng tiêu cực đối với khách hàng.

tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng

Đầu tư vào việc duy trì và bảo trì website giúp đảm bảo rằng trang web của bạn hoạt động liên tục và ổn định. Từ đó sẽ cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng hiện tại và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Bảo mật tốt thông tin của người dùng

Bảo trì định kỳ trang web sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện và khắc phục nhanh chóng những lỗ hổng bảo mật cũng như nguy cơ bị tấn công bởi virus. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các website chuyên về thương mại điện tử, vì nó chứa rất nhiều dữ liệu quan trọng như thông tin cá nhân, địa chỉ, giao dịch và đơn hàng của khách hàng.

bảo mật tốt dữ liệu và thông tin

Ngoài ra, việc duy trì website định kỳ còn có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của hacker. Thông qua đó bảo vệ cả thông tin khách hàng cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt của người tiêu dùng.

Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp

Một website chất lượng và hoạt động ổn định giúp người dùng đánh giá tích cực hơn về một doanh nghiệp. Việc có một trang web chuyên nghiệp giúp tạo ra ấn tượng tích cực đối với khách hàng và góp phần xây dựng uy tín của doanh nghiệp. Khi trải nghiệm một trang web dễ thao tác và có nhiều hướng dẫn sử dụng, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

xây dựng uy tín cho doanh nghiệp

Tăng lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng

Việc duy trì và cập nhật website của bạn không chỉ làm tăng cường trải nghiệm người dùng mà còn có thể cải thiện vị trí doanh nghiệp của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google.

tăng lưu lượng truy cập website

Khi website được cập nhật thường xuyên với nội dung hấp dẫn, theo xu hướng thì có thể dẫn đến việc tăng lưu lượng truy cập trang web. Từ đó có khả năng tăng doanh số bán hàng của bạn. Do vậy, việc đầu tư vào duy trì website là một khoản đầu tư quan trọng của doanh nghiệp.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp duy trì website còn có thể tránh được những sự cố không mong muốn và tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc phải bỏ ra để sửa chữa các lỗi trên website.

tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa

Một vấn đề quan trọng là khi sửa chữa trang web, người dùng sẽ không truy cập vào được và họ sẽ tìm kiếm đến các trang web khác. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi lượng khách hàng tiềm năng nhất định tại thời điểm đó. Do đó, việc duy trì website đều đặn và có kế hoạch giúp bạn phát hiện và giải quyết các vấn đề ngay từ khi mới xuất hiện, tránh được các hậu quả nghiêm trọng hơn về sau.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing trực tuyến của mọi doanh nghiệp. Bằng cách duy trì và cập nhật nội dung thường xuyên, bạn không chỉ cung cấp thông tin mới cho khách hàng mà còn giúp cải thiện vị trí xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Việc tối ưu hóa nội dung, từ khóa và cấu trúc của trang web trở nên đa dạng, đầy đủ sẽ hỗ trợ tăng khả năng xuất hiện website trong TOP kết quả tìm kiếm. Qua đó thu hút lượt truy cập từ những khách hàng tiềm năng

Đồng thời, việc tối ưu hóa SEO cũng tạo điều kiện xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua trải nghiệm mua hàng và nội dung bài viết hữu ích mà doanh nghiệp mang đến.

Chi phí duy trì website bao gồm những khoản phí nào?

Dưới đây là các chi phí để duy trì website đầy đủ mà bạn cần phải biết để có thể cân nhắc sao cho phù hợp với quy mô và hình thức của doanh nghiệp:

Chi phí mua và gia hạn Domain (Tên miền)

Tên miền, hiểu một cách đơn giản, thì đó là địa chỉ của website. Để duy trì tên miền, doanh nghiệp cần phải đặt ra một số tiền cụ thể để thanh toán với nhà cung cấp dịch vụ bảo trì website hàng năm. Chi phí này phụ thuộc vào loại tên miền sử dụng: tên miền quốc tế hoặc tên miền Việt Nam:

  • Các tên miền quốc tế: Bao gồm tên miền .com, .net, .org, .info…, có chi phí duy trì dao động từ 350.000 ~ 600.000 VNĐ/năm.
  • Các tên miền Việt Nam: Tên miền .vn có chi phí từ 250.000 ~ 500.000 VNĐ/năm.
chi phí gia hạn tên miền

Ngoài ra, nếu sử dụng dịch vụ bảo mật thông tin tên miền thì bạn cần phải chi trả thêm. Chi phí này có thể khác nhau tùy theo nhà cung cấp.

Chi phí thuê dịch vụ lưu trữ Web Hosting

Ngoài chi phí duy trì tên miền, thì doanh nghiệp còn phải chi trả khoản chi phí thuê dịch vụ lưu trữ Hosting hàng năm cho website. Số tiền này phụ thuộc vào gói Hosting mà bạn chọn cho website của mình. Các gói Hosting với cấu hình thuộc phân khúc cao cấp sẽ có chi phí duy trì cao hơn so với các gói cơ bản và tầm trung.

chi phí thuê web hosting

Hiện nay, giá thuê Hosting rất đa dạng, từ 60.000 ~ 12.000.000 VNĐ/năm. Để giảm khoản chi phí duy trì website này, bạn có thể lựa chọn gia hạn Hosting ở các gói lớn theo 1 năm trở lên để nhận được giá ưu đãi tốt nhất.

Chi phí duy trì chứng chỉ SSL

Chứng chỉ bảo mật SSL mang đến sự an toàn cho website cũng như có thể làm tăng thứ hạng trong danh sách tìm kiếm trên công cụ Google. Do vậy, đầu tư vào chứng chỉ SSL là điều nên làm hằng năm trong chi phí duy trì website.

chi phí mua chứng chỉ ssl

Chứng chỉ bảo mật SSL vô cùng đa dạng về gói dịch vụ cũng như giá tiền. Dưới đây là một số gói SSL mà bạn có thể tham khảo:

  • Comodo PositiveSSL DV: 160.000 VNĐ/năm.
  • Comodo PositiveSSL Wildcard: 1.750.000 VNĐ/năm.
  • Comodo PositiveSSL EV: 2.300.000 VNĐ/năm.
  • Digicert Basic EV (FLEX): 7.100.000 VNĐ/năm.

Chi phí cập nhật tổng thể

Bằng cách cập nhật các tính năng tổng thể, website của bạn sẽ không chỉ tăng độ bảo mật mà còn trở nên sắc nét và thu hút khách hàng đến trải nghiệm. Thêm vào đó, website chuyên nghiệp còn phản ánh sự uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.

Dịch vụ này thường được kèm theo chế độ bảo trì định kỳ, giúp duy trì hoạt động ổn định của website. Giá cập nhật tổng thể chỉ từ 300.000 ~ 400.000 VNĐ/năm.

chi phí cập nhật tổng thể

Điều này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm trực tuyến tốt nhất, đồng thời tăng khả năng được khách hàng nhận diện trên các nền tảng tìm kiếm như Google. Qua đó thúc đẩy quyết định mua sắm các sản phẩm/ dịch vụ của họ.

Chi phí cập nhật hệ thống CMS

Cập nhật CMS (Hệ thống quản lý nội dung) là một phần không thể thiếu mỗi khi duy trì website của doanh nghiệp. Dù chiến lược marketing có thể khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là tăng tỷ lệ chuyển đổi hình thức mua hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hóa/ dịch vụ hơn để tăng doanh thu.

chi phí cập nhật cms

Hệ thống CMS có tác động tích cực đến tiếp thị nội dung và quảng cáo. Nó cho phép bạn tải lên, xuất bản và quản lý nội dung trên trang web. Chi phí cập nhật hệ thống CMS hằng năm sẽ được niêm yết từ 600.000 ~ 3.000.000 VNĐ/năm. Nếu bạn mua mới hoàn toàn thì giá tương đối cao, khoảng 50.000.000 ~ 70.000.000 VNĐ.

Chi phí nâng cấp, sửa lỗi trang web

Trong quá trình hoạt động, website có thể gặp phải các sự cố hoặc cần phải nâng cấp tính năng để tương thích với yêu cầu của người dùng. Khi đó, nhà quản trị website sẽ phải chi trả thêm một khoản chi phí để tiến hành sửa lỗi hoặc nâng cấp cho website. Số tiền này có thể cao hoặc thấp sẽ tùy vào tính chất của lỗi hoặc tính năng cần nâng cấp.

chi phí nâng cấp trang web

Mức phí sửa lỗi thường dao động từ 500.000 ~ 7.000.000 VNĐ/năm. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó là trước khi tiến hành nâng cấp hoặc sửa lỗi, bạn nên tham khảo ý kiến của bộ phận IT tại công ty. Vì nhân sự ở bộ phận này sẽ giúp khắc phục những sự cố đơn giản mà không cần phải chú ý quá nhiều về chi phí. Điều này giúp bạn đưa ra lựa chọn tối ưu và tiết kiệm khoảng tiền cho việc duy trì website.

Chi phí bảo trì website định kỳ

Website khi hoạt động được một thời gian nhất định, đôi khi sẽ trở thành mục tiêu của các hacker để tấn công. Lúc này, dữ liệu khách hàng và thông tin tuyệt mật của doanh nghiệp có thể bị phát tán ra bên ngoài.

Do đó, việc bảo trì website định kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để khắc phục lỗ hổng và đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Ngoài ra, với việc tích lũy dữ liệu trong thời gian dài, website cũng dễ gặp phải tình trạng tải chậm và nguy cơ bị dính mã độc hoặc virus.

chi phí bảo trì website

Hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ bảo trì website cho khách hàng, kể cả cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó sẽ có một số dịch vụ đơn giản được miễn phí, còn các dịch vụ phức tạp hơn như nâng cấp gói Hosting, tăng cường bảo mật, mua thêm máy chủ – tên miền… sẽ thu phí.

Chi phí bảo trì website ước tính sẽ từ 1.500.000 ~ 2.500.000 VNĐ/năm, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và yêu cầu cụ thể của người dùng về từng trang web.

Chi phí hỗ trợ kỹ thuật

Chi phí duy trì website 1 năm còn bao gồm chi phí hỗ trợ. Trong quá trình vận hành website, bạn sẽ cần chi thêm một khoảng tiền để đảm bảo những công việc như hướng dẫn upload dữ liệu, đăng bài, quản lý nội dung,..

chi phí hỗ trợ kỹ thuật

Tùy vào đơn vị nhà cung cấp quy định mà chi phí này là miễn phí hay phải tính phí. Trong trường hợp đơn vị thiết kế không thể hỗ trợ miễn phí thì bạn buộc phải thuê ngoài. Chi phí hỗ trợ trong trường hợp này có thể tính bằng 2 trường hợp đó là theo gói hoặc theo giờ làm việc.

Các gói hỗ trợ hiện nay có mức chi phí từ 500.000 ~ 10.000.000 VND, phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp. Chi phí hỗ trợ kỹ thuật giúp đảm bảo rằng website luôn hoạt động với hiệu suất tối đa.

Chi phí duy trì hệ thống thương mại điện tử

Với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế hoặc thương mại điện tử thì hệ thống thanh toán đóng vai trò thiết yếu. Chất lượng của hệ thống này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Nếu hệ thống thanh toán hoạt động chậm hoặc phức tạp trong các khâu sử dụng sẽ làm giảm trải nghiệm của khách hàng, dẫn đến việc hủy giao dịch và chuyển sang các đối thủ khác. Ngược lại, khi có một hệ thống thanh toán chất lượng, nhanh chóng và an toàn sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại.

chi phí duy trì hệ thống thương mại điện tử

Do đó, việc đầu tư chi phí duy trì website vào hệ thống thanh toán là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử. Chi phí này ước tính trong khoảng từ hơn  1.000.000 ~ 2.000.000 VNĐ/năm.

Chi phí duy trì website hàng năm là bao nhiêu?

Để có thể xác định được chi phí duy trì trang web hằng năm thì MONA Cloud sẽ chia làm 2 trường hợp như sau:

  • Đối với các website ở quy mô nhỏ: Bao gồm công ty, hộ kinh doanh, cá nhân,… thì việc bảo trì thường không quá phức tạp và thường được đơn vị thiết kế website cung cấp miễn phí. Chi phí lập và duy trì website sẽ giao động trong khoảng từ 1.000.000 ~ 3.000.000 VNĐ/năm.
  • Đối với các website ở quy mô lớn: Gồm có tập đoàn, tổ chức toàn quốc,… thì chi phí bảo trì cao hơn nhiều. Có thể từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng mỗi năm. Bởi vì trang web lớn nếu xảy ra lỗi thì rất khó để khắc phục và phải tốn rất nhiều thời gian để truy xuất. Vì thế mà các doanh nghiệp lớn phải duy trì website hằng năm và nhà cung cấp dịch vụ bảo trì uy tín và chất lượng.

chi phí duy trì trang web hằng năm

Làm thế nào để duy trì website hiệu quả?

Sau khi đã tính được chi phí duy trì 1 website là bao nhiêu thì ở nội dung này, MONA Ccloud sẽ hướng dẫn bạn 10 cách để duy trì hoạt động của website sao cho hiệu quả nhất:

  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Thực hiện sao lưu dữ liệu website theo tuần/ tháng/ quý. Điều này giúp dữ liệu  được an toàn và có thể khôi phục lại nếu có sự cố xảy ra.
  • Bảo trì định kỳ: Bạn nên bảo trì website định kỳ để kiểm tra và sửa chữa các lỗi, cập nhật các phiên bản phần mềm mới nhất. Việc làm này sẽ đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất hoạt động của website.
  • Tăng lượng content chất lượng: Liên tục cập nhật và cung cấp nội dung chất lượng và phải phù hợp với đối tượng người dùng để thu hút khách hàng.
  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Đảm bảo website của bạn có tốc độ tải trang nhanh để cải thiện trải nghiệm người dùng được tối ưu hơn.
  • Tối ưu hóa SEO: Để khách hàng dễ dàng biết đến website của bạn, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để được xếp hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm là việc cần thiết. Từ đó cải thiện lượng khách hàng vào trang web của bạn.

cách duy trì website hiệu quả

  • Sử dụng SSL và bảo mật website: Cài đặt và duy trì liên tục chứng chỉ SSL để bảo vệ tài khoản người dùng và hạn chế tối đa việc thất lạc, rò rỉ thông tin ra ngoài.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất: Nên sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi và đánh giá hiệu suất của website. Thông qua đó, bạn sẽ điều chỉnh định hướng và chiến lược kinh doanh, truyền thông sao cho phù hợp.
  • Kiểm tra Feedback của khách hàng: Duy trì tương tác tích cực với khách hàng thông qua nền tảng mạng xã hội. Bao gồm Facebook, Tiktok, email, chat trực tuyến để ghi nhận nhận xét của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của mình.
  • Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành: Đảm bảo tuân thủ các quy định về an ninh mạng. Bao gồm các hoạt động trên internet và bảo mật thông tin người dùng.
  • Liên tục cập nhật: Theo dõi xu hướng và liên tục cập nhật, phát triển website để đáp ứng nhu cầu thị trường và thu hút lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn nữa.

Trên đây là toàn bộ các khoản chi phí duy trì website mà bạn cần nắm vững. Việc hiểu và quản lý chi phí duy trì website là một phần quan trọng của việc xây dựng và phát triển một nền tảng trực tuyến thành công. Bằng cách giữ chi phí ở mức hợp lý và tối ưu hóa các khoản đầu tư, bạn có thể đảm bảo rằng website của mình vẫn hoạt động một cách hiệu quả và mang lại giá trị cho người dùng mà không gây gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.