FTP Là Gì? Một Số Vấn Đề Quan Trọng Cần Biết Về Giao Thức FTP

Việc chia sẻ dữ liệu trong xã hội ngày nay càng trở nên phổ biến trong doanh nghiệp và cả đời sống. Đặc biệt công ty hay tổ chức kinh doanh có nhiều trụ sở thì việc tạo ra một máy chủ FTP để đồng hóa dữ liệu là điều rất cần thiết. Vậy FTP là gì? Đặc điểm của FTP có gì đặc biệt hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao thức FTP là gì cũng như các vấn đề liên quan đến giao thức này, mời bạn cùng theo dõi.

FTP là gì?

FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tải tập tin) là một giao thức truyền tải tập tin giữa hai máy tính bất kỳ (thường là máy tính cá nhân và Server) thông qua mạng Internet.

Giao thức FTP cho phép bạn quản lý toàn bộ các dữ liệu (cả thư mục và tập tin) có trên Host. Tất cả các gói Host đều có hỗ trợ Control Panel cPanel, DirectAdmin… thông qua cổng kết nối 21 (21 là cổng mặc định, cổng này có thể thay đổi nếu nhà cung cấp Hosting cảm thấy cần thiết). Và không bao gồm Database vì đây là của nhà cung cấp.

ftp là gì

Người dùng khi sử dụng FTP thì có thể tải dữ liệu từ máy tính đơn lẻ lên máy chủ đang đặt ở một nơi khác. Hoặc họ có thể tải thông tin từ máy chủ xuống máy tính riêng của bạn. Dữ liệu đó có thể là media, video, hình ảnh,…

Giao thức FTP được dùng để làm gì?

Vậy công dụng chính của giao thức FTP là gì? Đó chính là truyền tải dữ liệu giữa các máy tính, cụ thể gồm có:

  • Tải tập tin: Người dùng có thể tải lên hoặc tải xuống các tập tin từ máy chủ về máy tính cá nhân. Bên cạnh đó, FTP còn cho phép tải các tệp dung lượng vượt qua 25MB (hơn cả email).

giao thức ftp dùng để làm gì

  • Quản lý tập tin và thư mục: FTP cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác như tạo, xóa, đổi tên trên máy chủ. Bạn cũng có thể thao tác kéo và thả giữa máy tính và máy chủ để sắp xếp các tập tin và thư mục theo mong muốn của mình.
  • Chia sẻ dữ liệu: Giao thức này còn cung cấp một cổng chia sẻ dữ liệu giữa nhiều người dùng trên mạng. Qua đó, người dùng có thể truy cập và làm việc với các tập tin chung trên máy chủ FTP.
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Người dùng có thể sử dụng FTP để sao lưu dữ liệu quan trọng từ máy tính của  lên máy chủ FTP để đảm bảo an toàn và bảo mật. Hơn nữa, nếu vô tình bạn bị mất dữ liệu trong máy tính thì vẫn có thể truy cập FTP để phục hồi.

FTP hoạt động và truyền dữ liệu ra sao?

Sau khi đã tìm hiểu về chức năng chính của FTP thì tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập cho bạn cách thức hoạt động cũng như các phương thức truyền dữ liệu của giao thúc này.

Mô hình hoạt động của FTP là gì?

Mô hình hoạt động của giao thức gồm hai phần chính là máy khách (client) và máy chủ (server). Sau đây là cách thức vận hành của từng bên:

cách hoạt động của ftp

Máy khách (Client):

  • Người dùng sử dụng một ứng dụng FTP Client để truy cập vào máy chủ FTP.
  • Client gửi yêu cầu kết nối đến máy chủ FTP thông qua giao thức cổng 21.
  • Người dùng cung cấp thông tin dùng để đăng nhập (tên tài khoản và mật khẩu) để xác thực việc kết nối.
  • Sau khi xác thực, Client có thể gửi các lệnh FTP để thực hiện các hoạt động khác nhau. Trong đó có tải, xóa, đổi tên, di chuyển tập tin và thư mục trên máy chủ FTP.

Máy chủ (Server):

  • Máy chủ FTP liên tục kiểm tra yêu cầu kết nối từ các máy khách trên cổng 21.
  • Khi nhận được yêu cầu kết nối từ Client. Máy chủ tiến hành mở kết nối và chấp nhận thông tin đăng nhập từ máy khách.
  • Máy chủ xác thực thông tin đăng nhập và quyết định xem máy khách có quyền truy cập vào các tập tin và thư mục yêu cầu hay không.
  • Nếu có thì máy chủ cung cấp dữ liệu được yêu cầu bởi máy khách và quản lý các hoạt động trên tập tin và thư mục.

Các phương thức truyền dữ liệu trong giao thức FTP là gì?

Với 3 phương thức truyền dữ liệu khác nhau. FPT sẽ tiến hành thiết lập và truyền dữ liệu từ máy chủ đến máy khách và ngược lại.

  • Stream Mode (Chế độ dòng): Phương thức này hoạt động dựa trên mức độ tin cậy của giao thức. Dữ liệu được truyền qua từ máy chủ và đến thiết bị nhận là máy khách. Lúc này, dữ liệu được truyền dưới dạng không liên tục. Vì vậy thông tin không được rõ ràng.
  • Block Mode (Chế độ khối): Chế độ sẽ tự động chia tập dữ liệu thành các khối FTP. Mỗi khối này chứa thông tin và dữ liệu rõ ràng. Thông tin được truyền tải chính xác, giảm nhiễu dữ liệu và đảm bảo tính đồng nhất.
  • Compressed Mode (Chế độ nén): Với thuật toán “run-length encoding” giúp thu gọn tập tin trước khi truyền. Các tập tin trong phương thức này được nén bớt độ dài và dữ liệu lặp lại, giúp tăng tốc độ truyền tải và giảm nhiễu trên đường truyền.

các phương thức truyền dữ liệu của giao thức ftp

Kết nối máy chủ FTP chủ động so với thụ động có gì đặc biệt

Hiện nay, có hai hình thức kết nối của máy chủ FTP đó là chủ động và thụ động. Khi sử dụng chế độ chủ động, máy khách kết nối với cổng 21 của máy chủ. Sau đó, máy chủ thiết lập và duy trì kết nối giữa hai cổng.

Còn với chế độ thụ động, máy chủ sẽ gửi lệnh PASV đến máy khách để thông báo kết nối đang thực hiện là thụ động và cung cấp cổng cho máy khách. Điều này khá giống với việc sử dụng Teamviewer hoặc Ultraviewer.

Nhìn chung, kết nối chủ động là máy khách mở kết nối đến máy chủ. Trong khi trong kết nối thụ động, máy chủ mở kết nối đến máy khách thông qua lệnh.

kết nối máy chủ

Ưu và nhược điểm của FTP

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của gia thức FTP truyền thống mà bạn nên biết trước khi sử dụng:

Ưu điểm

  • Hỗ trợ truy cập: Đây là một giao thức được hỗ trợ trên nhiều nền tảng và hệ điều hành khác nhau. Bao gồm cả Windows, Unix và Linux.
  • Tốc độ truyền tải tốt: FTP sở hữu tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh chóng. Không loại trừ các tập tin lớn có chứa video, hình ảnh,…
  • Đơn giản và phổ biến: Phần mềm FTP có giao diện đơn giản và có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do đó FTP phổ biến có mức độ phủ sóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Giao thức này không bị giới hạn bởi hệ điều hành hoặc nền tảng. Vì vậy việc truy cập và truyền tải dữ liệu từ mọi loại máy tính và thiết bị kết nối mạng sẽ dễ dàng hơn.

ưu nhược điểm của giao thức ftp

Nhược điểm

  • Bảo mật kém: FTP không mã hóa dữ liệu truyền tải. Điều này có nghĩa là thông tin và dữ liệu có thể bị đánh cắp trên nền tảng mạng.
  • Thiếu tính linh hoạt: Giao thức FTP không cho phép xác thực hai yếu tố. Thêm vào đó, không cung cấp các tính năng bảo mật tiên tiến như mã hóa địa chỉ IP.
  • Dễ bị hack: Nhược điểm lớn nhất phải kể đến là dễ bị mất thông tin bởi các hacker chạy ứng dụng brute force (tấn công bằng vét cạn mật khẩu).

Các loại FTP phổ biến

Theo các chuyên gia IT đã chia sẻ thì hiện nay đang có 3 loại giao thức FTP phổ biến. Tùy thuộc vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn loại FTP mà mình mong muốn.

Giao thức FTP Plain

FTP Plain là cấu hình tiêu chuẩn đã được mọi người sử dụng từ rất lâu. Thông tin đăng nhập và dữ liệu trong FTP Plain được chuyển tải mà không cần bất kỳ mã hóa nào.

giao thức ftp plain

Giao thức này bắt buộc phải dùng cổng số 21 khi kết nối và nhờ đó mà có khả năng tương thích mạnh nhất trong ba loại FTP.

Giao thức FTPS

FTPS là một phiên bản mở rộng của FTP truyền thống. Giao thức này được hoàn thiện hơn về tính bảo mật (S – Secure) bằng việc mã hóa thông tin. FTP Secure là tên gọi tắt của dòng giao thức FTP Secure Sockets Layer (SSL).

Giao thức FTPS

FTPS giúp bảo vệ thông tin đăng nhập và dữ liệu truyền tải khỏi bị đánh cắp hoặc can thiệp từ bên thứ ba. Bằng cách cung cấp một cơ chế an toàn giúp bảo mật quá trình truyền tải dữ liệu và thông tin người dùng.

Giao thức FTPES

File Transfer Protocol Over Explicit Transport Layer Security (TLS)/SSL (viết tắt là FTPES). Đây là giao thức sử dụng cổng 21 như FTP và kết hợp với tính bảo mật của FTPS. Nhưng các câu lệnh sẽ biến FTPES thành một kết nối được mã hóa vừa bảo mật cao và vừa tương thích với tường lửa (Firewall) tốt hơn so với hai phiên bản tiền nhiệm.

Giao thức FTPES

Cách sử dụng giao thức FTP

Tính đến thời điểm hiện tại thì có hai cách để người dùng có thể sử dụng giao thức FTP:

Dùng FTP qua trình duyệt

Đối với các sử dụng qua trình duyệt thì bạn chỉ cần nhập URL của máy chủ FTP vào thanh tìm kiếm. Địa chỉ trang Web sẽ khác so với thông thường, thay vì “http://” thì sẽ là “ftp://”.

Kế tiếp, bạn sẽ được yêu cầu nhập thông tin đăng nhập như tên người dùng và mật khẩu để truy cập. Và khi kết nối thành công thì bạn có thể thao tác trên hệ thống FTP.

sử dụng thông qua trình duyệt

Một điều lưu ý là khi sử dụng FTP qua trình duyệt sẽ bị hạn chế về độ bảo mật. Do đó, nếu bạn cần truy cập vào FTP thì có thể thực hiện các cách sau:

  • Sử dụng trong trình duyệt ẩn danh.
  • Dùng thông qua phần mềm FTP chính thống.

Dùng FTP qua phần mềm

Để sử dụng giao thức này qua phần mềm thì bạn cần cài đặt ứng dụng FTP trên máy tính. Một số phần mềm đang được nhiều người dùng chọn lựa như:

  • Filezilla.
  • Total Commander.
  • WinSCP.

Sau khi cài đặt xong, bạn mở phần mềm và nhập thông tin đăng nhập của máy chủ FTP. Bao gồm tên người dùng, mật khẩu và địa chỉ của máy chủ FTP.

sử dụng qua phần mềm

Khi kết nối thành công, danh sách các tập tin và thư mục trên máy chủ FTP sẽ xuất hiện. Từ đó, bạn dễ dàng tải các tập tin từ máy tính sang máy chủ và ngược lại.

Lưu ý khi sử dụng giao thức FTP

Ở nội dung này, chúng tôi nói thêm về những lưu ý trong quá trình sử dụng giao tức FTP. Có tổng cộng 5 điều mà người dùng cần quan tâm, đó là:

  • Tính bảo mật thấp: FTP không mã hóa dữ liệu và thông tin đăng nhập. Điều này có nghĩa là thông tin của bạn có thể bị đánh cắp khi truyền qua mạng. Để khắc phục, bạn có thể dùng FTPS hoặc FTPES để tăng cường bảo mật thông tin.
  • Về mật khẩu: Đảm bảo mật khẩu nên gồm nhiều ký tự đặc biệt và không dễ dàng đoán được. Song đó, nên thay đổi mật khẩu định kỳ và tránh đặt mật khẩu giống nhau cho nhiều tài khoản.
  • Kiểm soát truy cập: Thiết lập quyền truy cập để ngăn chặn truy cập trái phép vào hệ thống FTP. Điều này bao gồm việc giới hạn quyền truy cập vào thư mục “cốt lõi”.
  • Sử dụng phần mềm antivirus: Quét các tập tin trước và sau khi chuyển đổi chúng qua FTP. Việc này giúp đảm bảo rằng không có phần mềm độc hại xâm nhập vào hệ thống của bạn.

lưu ý khi sử dụng giao thức ftp

Qua bài viết trên MONA CLOUD đã giới thiệu cho bạn đọc khái niệm về giao thức FTP là gì. Hy vọng bạn đã nắm rõ được cách sử dụng và phân loại của các giao thức này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết thêm thông tin hữu ích nhé.