Mách Bạn 14 Công Cụ Kiểm Tra Tốc Độ Hosting Chuẩn Xác Và Đơn Giản

Tốc độ Hosting là yếu tố quan trọng giúp Website hoạt động ổn định, hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà cung cấp Hosting và để đánh giá dịch vụ có tốt hay không thì bạn cần trang bị cho mình kiến thức liên quan đến việc kiểm tra tốc độ Hosting. Vậy có bao nhiêu cách kiểm tra tốc độ Hosting Web và tại sao cần tiến hành việc này một cách định kỳ? Khi Hosting bị chậm thì người dùng phải làm gì để cải thiện tốc độ? Trong bài viết hôm nay, MONA CLOUD sẽ giới thiệu cho bạn đến 14 công cụ kiểm tra tốc độ Hosting miễn phí và chính xác, hãy cùng dành thời gian theo dõi nhé.

Tốc độ Hosting là gì?

Tốc độ Hosting là thời gian mà máy chủ của dịch vụ Hosting Website cần để tải dữ liệu hiển thị lên trang Web trước khi người dùng truy cập vào. Thông thường thì có 2 yếu tố quyết định về tốc độ Hosting bao gồm:

  • Thời gian phản hồi (response time): Đây là thời gian tính từ lúc người dùng nhập địa chỉ URL (đường link) của trang Web vào trình duyệt đến khi máy chủ tiến hành truyền dữ liệu. Thời gian này nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào vị trí của máy chủ, băng thông và số lượng người truy cập thời điểm đó.
  • Thời gian tải (load time): Là khoảng thời gian mà máy chủ gửi dữ liệu đến trang Web để hoàn toàn hiển thị trên trình duyệt của người dùng. Thời gian tải bị chia phối bởi các yếu tố như kích thước và số lượng file trên Website, mã nguồn và bộ nhớ cache, mạng phân phối nội dung (CDN),…

tốc độ hosting là gì

Vai trò của tốc độ Hosting

Trước khi bật mí về các công cụ kiểm tra tốc độ Hosting, hãy cùng MONA CLOUD tìm hiểu về vai trò của tốc độ hosting.

Theo các chuyên gia về IT đã nhận định: “Tốc độ tải trang là yếu tố then chốt để giữ chân việc truy cập của khách hàng”. Nếu trang Web của bạn có thời gian tải trang trong khoảng từ 3 ~ 5 giây/ lượt truy cập thì đây được xem là tốc độ tải trang hoàn hảo nhất. Nó được tính từ lúc người dùng bắt đầu truy cập vào trang Web cho đến khi nội dung hoàn toàn tải xuống.

vai trò của tốc độ hosting

Để đảm bảo rằng thời gian tải trang luôn đạt mức tối đa, máy chủ chạy dịch vụ Web Hosting cần có cấu hình lớn để xử lý các yêu cầu truy cập cùng một lúc. Bên cạnh đó, đường truyền kết nối phải có tốc độ cao và không bị gián đoạn để tránh tắc nghẽn dữ liệu.

Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng Hosting nước ngoài nên chọn nhà cung cấp có máy chủ đặt tại châu Á. Điều này sẽ giúp tốc độ tải trang ở Việt Nam sẽ nhanh hơn so với các máy chủ ở các châu lục khác.

Tại sao cần kiểm tra tốc độ Hosting?

Nguyên nhân chính mà bạn cần kiểm tra tốc độ Hosting đó là để đảm bảo hiệu suất hoạt động Website. Qua đó mới có thể thu hút cũng như giữ chân khách hàng ở lại theo dõi trang Web của bạn.

Theo một nghiên cứu của Google đã chỉ ra rằng: “Hơn 50% người dùng sẽ thoát ra khỏi Website nếu thời gian chờ vượt quá 3 giây”. Điều này có nghĩa là nếu trang Web của bạn tải chậm, bạn sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm theo thời gian.

tại sao cần kiểm tra tốc độ hosting

Hơn nữa, tốc độ Hosting cũng ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng của Website trên công cụ tìm kiếm Google. Cụ thể, Google ưu tiên các trang Web có tốc độ nhanh hơn trong kết quả tìm kiếm. Do đó, việc đầu tư vào tốc độ Hosting là một phần quan trọng trong chiến lược SEO để đạt được vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng.

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ Hosting

Để kiểm tra tốc độ Hosting của trang Web hiện tại của mình nhanh hay chậm. MONA CLOUD sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra ngay 2 tiêu chí. Đó là:

Kiểm tra tốc độ Upload

Bạn có thể thao tác bằng cách tải các file dữ liệu cố định từ máy tính cá nhân lên Website. Sau khi thực hiện, Nếu file được upload dưới 10 giây thì được xem là tốc độ Hosting tương đối tốt. Đây là một cách đơn giản và nhanh chóng để đánh giá tốc độ tải lên của dịch vụ Hosting Web.

kiểm tra tốc độ upload

Kiểm tra tốc độ Download

Sau khi đã kiểm tra tốc độ Hosting ở phần Upload thì để xác định tốc độ Download, bạn cần chọn một file dữ liệu và chọn tải xuống trên máy tính của mình. Bất kỳ trình duyệt nào cũng có thể sử dụng để kiểm tra tốc độ Download. Tuy nhiên, để an tâm thì nên dùng Chrome vì trình duyệt này được mọi người sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Quy trình thực hiện việc kiểm tra này thì bạn chỉ cần tham khảo 4 bước sau:

kiểm tra tốc độ download

  • Bước 1: Mở trình duyệt Google Chrome và nhấn vào biểu tượng “Tùy chọn” (có hình ba chấm dọc) ở góc phải trên cùng của trình duyệt.
  • Bước 2: Chọn vào “Công cụ”, kế đến là “Tiện ích mở rộng”.
  • Bước 3: Nhấp vào “Tải thêm tiện ích” từ danh sách và gõ từ khóa “Page Load Time” vào thanh tìm kiếm.
  • Bước 4: Nhấn vào “Cài đặt” để hoàn tất quy trình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác để kiểm tra tốc độ Hosting Web của mình. Các công cụ này bao gồm các ứng dụng trực tuyến hoặc phần mềm độc lập để đánh giá hiệu suất và tốc độ của trang Web. Tất cả sẽ được MONA CLOUD bật mí ở nội dung tiếp theo.

Bật mí 14 công cụ kiểm tra tốc độ Hosting chuẩn xác

Dưới đây là tổng cộng 14 công cụ được nhiều người sử dụng để kiểm tra tốc độ Hosting định kỳ. Qua đó, đảm bảo trang Web của họ luôn vận hành trong tình trạng hiệu quả nhất.

Bitcatcha

Mở đầu cho danh sách này là Bitcatcha, một công cụ miễn phí và tiện lợi để đánh giá tốc độ Hosting. Bitcatcha cho phép người dùng đo thời gian phản hồi của máy chủ từ các châu lục toàn thế giới.

công cụ bitcatcha

Để sử dụng Bitcatcha, bạn cần:

  • Bước 1: Vào ngay đường link https://www.bitcatcha.vn/.
  • Bước 2: Chỉ cần nhập URL của trang web vào ô “Enter URL” và nhấn ‘Test Now’.
  • Bước 3: Kết quả kiểm tra sẽ hiển thị trong vài giây.

Bitcatcha được thiết lập là sẽ hiển thị thời gian phản hồi của máy chủ dưới dạng millisecond (ms). Ngoài ra, công cụ sẽ đánh giá chất lượng của dịch vụ của công ty Hosting dựa trên hệ thống xếp hạng từ A+ đến F (theo tiêu chuẩn của Google). Theo đó, thời gian phản hồi của máy chủ không nên vượt quá 200ms.

Nếu điểm xếp hạng là A+ hoặc A, điều đó cho thấy dịch vụ Hosting có hiệu suất nhanh và ổn định. Ngược lại điểm F, thì nên kiểm tra lại Hosting vì không những không hoạt động hiệu quả mà còn rất chậm. Ngoài ra, Bitcatcha còn hỗ trợ cung cấp thông tin của nhà cung cấp Hosting, vị trí và loại máy chủ gần khu vực đó. Những thông tin này giúp người dùng có thể so sánh và lựa chọn dịch vụ Hosting phù hợp nhất cho trang web của mình.

KeyCDN Website Speed Test

KeyCDN Website Speed Test được phát triển bởi KeyCDN – một nhà cung cấp dịch vụ mạng và CDN (Content Delivery Network) hàng đầu thế giới. Công cụ này giúp kiểm tra tốc độ Hosting và đánh giá hiệu suất liên quan đến việc tải và phân phối nội dung trên trang Web.

Thêm vào đó, KeyCDN Website Speed Test còn cho phép bạn đánh giá trang Web theo nhiều khía cạnh. Từ đó, giúp chủ sở hữu trang Web hiểu rõ hơn về cách mà trang Web sẽ phản ứng với người dùng ở những nơi khác nhau.

KeyCDN Website Speed Test

Công cụ này không chỉ kiểm tra tốc độ trang Web tổng thể và xác định địa lý, mà còn có khả năng kiểm tra các lỗ hổng bảo mật SSL FREAK. Điều này giúp bảo vệ tính an toàn của SSL/TLS trên trang Web. Bạn chỉ cần truy cập theo đường link: https://tools.keycdn.com/speed và nhập địa chỉ Websie là đã hoàn tất.

GTmetrix

Công cụ test Hosting Speed tiếp theo là GTmetriх. Điểm mạnh của công cụ này không chỉ giúp người dùng phân tích sâu về Website mà còn cung cấp gợi ý để cải thiện tốc độ Hosting. Để có thể sử dụng thì bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào đường link: https://gtmetriх.ᴄom/.
  • Bước 2: Nhập URL Website của bạn và nhấn “Go” để tiến hành kiểm tra tốc độ Hosting.

công cụ gtmetrix

Trong bảng kết quả sẽ hiển thị chỉ số:

  • Page Speed Grade: Điểm số đánh giá về tốc độ load.
  • YSlow: Gợi ý một số phương pháp để tăng tốc Hosting.
  • Timeline: Thời gian tải và dung lượng tập tin hiển thị.

Ngoài ra, phần “History” còn hiển thị kết quả kiểm tra tốc độ hosting dưới dạng biểu đồ cụ thể. Điều này giúp người dùng có cái nhìn chi tiết về hiệu suất của Website.

WebPageTest

WebPageTest cũng được xem là một công cụ chuyên dụng để kiểm tra tốc độ Hosting của Website. Công cụ này hỗ trợ kiểm tra cả phiên bản có hoặc chưa có cache, so sánh tốc độ web trên nhiều trình duyệt khác nhau. Để tiến hành kiểm tra thì bạn chỉ cần thực hiện ngay:

  • Bước 1: Nhập https://www.webpagetest.org vào thanh tìm kiếm.
  • Bước 2: Trong ô “Enter a Website URL”, nhập URL trang web mà bạn muốn kiểm tra.
  • Bước 3: Trong phần “Test location”, bạn nhấn chọn “Select from Map” để chọn vị trí mà bạn muốn kiểm tra tốc độ kết nối.
  • Bước 4: Chọn “Start Test” để bắt đầu kiểm tra.

công cụ webpagetest

Khi kiểm tra hoàn tất, bạn sẽ nhận được một bảng tổng hợp về thời gian load, tài nguyên CPU, hiệu suất, biểu đồ về băng thông, hình ảnh của Website. Nếu bạn muốn xem chi tiết hơn, bạn có thể nhấn chọn “Details”. Điều này sẽ cung cấp thêm thông tin về những điểm cần được cải thiện để trang Web được tối ưu hơn.

Google Page Speed Insight

Kế đến là công cụ Google PageSpeed Insights sẽ giúp chủ sở hữu trang Web nắm rõ hơn về hiệu suất trang Web. Thêm vào đó, công cụ này còn đưa ra những gợi ý cụ thể để cải thiện tốc độ tải trang. Sau đây là 3 bước hướng dẫn kiểm tra tốc độ hosting bằng Google Page Speed Insight

  • Bước 1: Truy cập ngay https://pagespeed.web.dev/?hl=vi
  • Bước 2: Nhập URL của website bạn muốn tiến hành phân tích.
  • Bước 3: Kết quả sẽ được hiển thị và Google PageSpeed Insights sẽ hướng dẫn cho bạn về cách để cải thiện tốc độ tải website.

công cụ google pagepeed insight

Pingdom

Nếu bạn muốn không những kiểm tra tốc độ Hosting mà còn toàn bộ hình ảnh, Flash, JavaScript, RSS,…  thì Pingdom là một công cụ mà bạn không nên bỏ qua. Bạn cần chú ý rằng Pingdom đã thay đổi tên miền và hiện tại được gọi là SolarWinds Pingdom.  Chỉ cần 3 bước là bạn đã có thể thuần thục sử dụng công cụ này:

  • Bước 1: Nhấp đường link: https://tools.pingdom.com/.
  • Bước 2: Nhập URL website của bạn cần kiểm tra.
  • Bước 3: Nhấn vào “Test From” để chọn khu vực gần nơi đặt website của bạn. Sau đó, chọn “Start Test”.

công cụ pingdom

Kết quả trả ra sẽ bao gồm những thông tin như sau:

  • Performance grade: Điểm thể hiện mức độ tương thích với Google.
  • Load time: Thời gian chờ trang Web tải.
  • Page size: Dung lượng trang.
  • Requests: Số lượng yêu cầu mà trang Web gửi để tải hoàn chỉnh.

Phía dưới kết quả, bạn sẽ thấy các thông tin chi tiết về hiệu suất của Website. Bạn có thể nhấp vào mũi tên để xem các đề xuất cải thiện và điều chỉnh để tăng tốc độ Website.

DareBoost

Dù mới xuất hiện sau này nhưng không thể phủ nhận DareBoost là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ Hosting tiên tiến nhất hiện nay. DareBoost cung cấp với hơn 100 trạm kiểm soát cho người dùng phân tích website. Các tiêu chí được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 100. Để kiểm tra tốc độ website hosting bằng DareBoost, bạn cần:

công cụ dareboost

  • Bước 1: Truy cập vào https://www.dareboost.com/.
  • Bước 2: Nhập URL của website và nhấn chọn “Analyze my page” là hoàn tất.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ Website bằng cách sử dụng các thiết bị và trình duyệt khác nhau tại các địa điểm khác nhau. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đề xuất báo cáo theo dạng file PDF thông qua một tài khoản miễn phí. Các thông tin về tốc độ, SEO và hướng cải thiện,… đều sẽ được liệt kê cụ thể.

Website Speed Test

Website Speed Test (Image Analysis Tool) của nhà cung cấp Cloudinary là một công cụ cải thiện tốc độ tải trang bằng cách tối ưu hóa hình ảnh. Bao gồm định dạng, chất lượng, kích thước và mã hóa. Để kiểm tra tốc độ Hosting thì bạn chỉ cần phải thực hiện 3 bước:

  • Bước 1: Truy cập https://webspeedtest.cloudinary.com/.
  • Bước 2: Nhập URL Website mà bạn cần theo dõi.
  • Bước 3: Nhấn chọn “ANALYZE” để phân tích.

website speed test tools

Sau khi phân tích, Website Speed Test sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về tốc độ tải trang và các vấn đề liên quan đến hình ảnh trên trang Web. Bạn có thể sử dụng thông tin này để tối ưu hóa hình ảnh và cải thiện hiệu suất của trang Web.

SEOsitecheckup

SEOsitecheckup cung cấp giải pháp toàn diện cho việc kiểm tra tốc độ và hiệu suất Website. Công cụ này có thể tạo ra các báo cáo cho người dùng về các vấn đề gây ảnh hưởng hiệu suất Website và đề xuất các cách khắc phục phù hợp.

seositecheckup score

Ngoài việc sử dụng để kiểm tra tốc độ website, SEOsitecheckup còn hữu ích trong việc phát hiện và xác định các sự cố ngoài dự kiến. Từ đó cung cấp hướng giải quyết kịp thời. Điều này giúp tránh làm giảm trải nghiệm người dùng cũng như thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm.

Để tiến hành kiểm tra tốc độ Hosting thông qua công cụ này, bạn có thể truy cập vào đường link https://seositecheckup.com/.

Site24x7

Công cụ phân tích Site24x7 sẽ cho phép người dùng đánh giá hiệu suất của máy chủ và kiểm tra tốc độ Hosting bằng nhiều ứng dụng quản trị hệ thống khác nhau.

Với khả năng cung cấp biểu đồ rõ ràng, sắc nét về thông tin trên trang web của bạn, site24x7 là một công cụ hữu ích để đánh giá và cải thiện tốc độ Website.

công cụ check tốc độ hosting

Mặc dù công cụ Site24x7 không được người dùng biết đến nhiều như các công cụ khác trong danh sách. Tuy nhiên, nó vẫn có chức năng trong việc đánh giá hiệu suất vận hành của Website. Theo đó công cụ này thường được những người mới bắt đầu học quản lý trang Web sử dụng.

Để kiểm tra tốc độ Hosting bằng Site24x7, bạn có thể truy cập để thao tác ngay thông qua đường link: https://www.site24x7.com/.

Dotcom – Tools

Công cụ kiểm tra tốc độ Hosting Website tiếp theo mà bạn có thể sử dụng là DotCom Tools. Trong công cụ này cung cấp thông tin liên quan đến thời gian tải trang tại nhiều quốc gia trong cùng một lúc.

công cụ dotcom tools

Ngoài ra, Dot-Com Tool hỗ trợ người dùng thực hiện kiểm tra Web Server và Performance. Hơn thế nữa, đó là kiểm tra xem Hosting Website có đang bị đưa vào Blacklist Spam của bất kỳ quốc gia nào hay không. Kết quả do Dot-Com Tool ghi nhận rất dễ hiểu, bao gồm các hình ảnh về tốc độ Website của bạn. Tất cả được tóm tắt theo vị trí, các yếu tố ảnh hưởng nhanh nhất/chậm nhất và biểu đồ tổng quan.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ Hosting bằng Dot-Com Tool tại URL: https://www.dotcom-tools.com/.

UpTrends

UpTrends là một công cụ kiểm tra Hosting với giao diện hiện đại, đẹp mắt. Công cụ này phù hợp cho mọi đối tượng người dùng, dù người đó thuộc tuýp bán chuyên hay chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, UpTrends còn hỗ trợ chụp hình,gửi cho khách hàng và báo cáo công việc cho cấp trên một cách dễ hiểu nhất.

công cụ uptrend

Kết quả quả tra sau khi kiểm tra tốc độ Website của UpTrends là một biểu đồ hiệu ứng Accordion. Với đa dạng màu sắc và nhờ đó mà người dùng có thể dễ dàng phân tích chuyên sâu.

UpTrends cũng tạo ra các nhóm tên miền để người dùng tham khảo và có các địa điểm thử nghiệm trải rộng khắp thế giới. Bên cạnh đó, với thiết kế đẹp mắt và số liệu chính xác, UpTrends là công cụ được nhiều người lựa chọn khi cần kiểm tra tốc độ Hosting Website mà không cần đòi hỏi quá nhiều chức năng hỗ trợ.

Để bắt đầu kiểm tra tốc độ Hosting bằng UpTrends bạn tham khảo ngay: https://www.uptrends.com/.

Google Test My Site

Để kiểm tra tốc độ Host một cách nhanh chóng đơn giản trên thiết bị di động thì bạn có thể tham khảo ngay Test My Site. Công cụ Test My Site không chỉ giúp bạn đánh giá tốc độ tải trang Web trên điện thoại di động mà còn so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn hiểu rõ về vị trí của trang Web của mình hiện tại có đang nằm trong TOP danh sách tìm kiếm hay không. Ngoài ra, Google Test My Site cũng đưa ra một số giải pháp để cải thiện hiệu suất và tốc độ trang Web. Từ đó thúc đẩy và tăng trải nghiệm tích cực từ người dùng khi sử dụng thiết bị di động để “ghé thăm” Website của bạn.

google test my site

Geek Flare

Geek Flare cung cấp một phương tiện tiện lợi và đầy đủ để kiểm tra và giám sát hiệu suất của các trang Web từ nhiều góc độ khác nhau. Thông tin như kích thước trang, ảnh chụp màn hình và thời gian phản hồi của máy chủ (Time to First Byte) cung cấp cái nhìn tổng quan về tốc độ tải trang và hiệu suất của trang Web. Bạn có thể truy cập https://geekflare.com/ để bắt đầu kiểm tra nhé!

công cụ geekflare

Một số giải pháp cải thiện Hosting cho Website của bạn

Có tổng cộng là 3 cách tốt nhất để người dùng có thể cải thiện tốc độ Hosting của mình, cụ thể:

Lựa chọn nhà cung cấp Hosting chất lượng cao

Điều tiên quyết là bạn phải chọn được một nhà cung cấp dịch vụ Hosting uy tín và đảm bảo chất lượng. Một nhà cung cấp được xem là uy tín và chất lượng khi có phần cứng mạnh mẽ, hệ thống mạng luôn ổn định và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật có chuyên môn cao. Tất cả sẽ giúp tăng cường hoặc cải thiện đáng kể về hiệu suất và tốc độ hoạt động của Website.

hosting tốt nhất việt nam

Dùng thêm cache, SSL, mạng phân phối CDN cho Website

Tiếp theo phải kể đến đó là sử dụng thêm một số thiết bị hỗ trợ như:

  • Sử dụng bộ nhớ cache: Bộ nhớ này giúp lưu trữ dữ liệu của trang Web và tái sử dụng khi cần thiết. Hỗ trợ thêm về việc giảm thời gian tải trang. Sử dụng plugin cache như WP Cache hoặc W3 Total Cache giúp tối ưu hóa bộ nhớ Cache cho trang Web của bạn.
  • Sử dụng SSL (Secure Sockets Layer): SSL là một công nghệ mã hóa để bảo mật và tăng tốc độ tải trang. Thông qua việc thực hiện trên giao thức HTTP/2. Đây là một phiên bản cải tiến của HTTP. Điều này giúp tăng tốc độ tải trang và trải nghiệm của người dùng.
  • Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN): CDN là một giải pháp để cải thiện tốc độ tải trang web. Bằng cách phân phối tài nguyên trên nhiều máy chủ đặt khắp nơi trên thế giới. Việc sử dụng dịch vụ CDN như CloudFlare, Amazon CloudFront hoặc MaxCDN giúp giảm tải áp lực cho máy chủ chính và tăng tốc độ tải trang.

công cụ cho website

Kích hoạt nén Gzip

Cuối cùng đó là kích hoạt nén Gzip để giảm dung lượng tập tin và tăng hiệu suất cũng như tốc độ tải trang Web. Khi Gzip được kích hoạt, các tập tin như HTML, CSS và JavaScript sẽ được nén lại trước khi được gửi đến trình duyệt của người dùng. Điều này giúp giảm băng thông mạng cần thiết để tải các tập tin này và tăng tốc độ tải trang.

kích hoạt nén gzip

Việc kích hoạt nén Gzip có thể thực hiện trên máy chủ thông qua cấu hình hệ thống hoặc thông qua việc sử dụng các plugin như WP Gzip Compression trên WordPress. Cả hai cách đều đem lại hiệu quả tương tự nhưng sử dụng plugin có thể dễ dàng hơn đối với người dùng chưa có kinh nghiệm với việc cấu hình máy chủ. Đối với WordPress, việc sử dụng Plugin như WP Gzip Compression thường là lựa chọn phổ biến và tiện lợi.

Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra và loại bỏ các tập tin không cần thiết như ảnh không sử dụng, mã JavaScript hoặc các plugin. Điều này giúp khắc phục những áp lực lên máy chủ và tăng tốc độ tải Website.

Mua Hosting tốc độ cao, giá tốt tại MONA CLOUD

Đối với người dùng chủ yếu từ Việt Nam, việc chọn mua Hosting từ nhà cung cấp Việt Nam sẽ đảm bảo tốc độ đường truyền và băng thông luôn ổn định và nhanh chóng. Trong đó, MONA CLOUD là một trong những nhà cung cấp uy tín dịch vụ Hosting được nhiều người dùng lựa chọn.

Đến với MONA COULD, Website của khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện tốc độ tải trang: Gấp nhiều lần so với hiện tại. Bên cạnh đó trang Web còn được trang bị thêm nhiều cụ hỗ trợ quản lý tối ưu nhất hiện nay.
  • Bảo mật thông tin: MONA CLOUD đảm bảo bảo mật dữ liệu trước mọi cuộc tấn công DDoS. Nhờ vào tường lửa độc quyền và các phần mềm quét virus, sao lưu dữ liệu tự động.
  • Giám sát liên tục: Hệ thống giám sát kết hợp cùng đội ngũ kỹ thuật túc trực xuyên suốt 24/7.
  • Hỗ trợ thiết kế và quản trị Website: Tất cả các gói Hosting đều không giới hạn về dung lượng băng thông và có đội ngũ có chuyên môn sẽ hô trợ phần thiết kế và quản trị trang Web.

Dịch vụ Hosting Mona Cloud

Hơn thế nữa, MONA CLOUD là đối tác đáng tin cậy cho mọi nhu cầu về dịch vụ Website. Chúng tôi cung cấp một loạt các giải pháp hiệu quả và đáng tin cậy, bao gồm Hosting WordPress, đăng ký tên miền và thuê VPS chất lượng. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đảm bảo hoạt động ổn định cho mọi Website. Hosting WordPress của chúng tôi được tối ưu hóa để cung cấp hiệu suất tối đa và trải nghiệm người dùng tốt nhất. Dịch vụ đăng ký tên miền của chúng tôi đảm bảo tính bảo mật và linh hoạt cho các dự án của bạn. Với VPS chất lượng, chúng tôi mang đến sự linh hoạt và kiểm soát cao nhất cho hệ thống của bạn, giúp tối ưu hóa hiệu suất khi xây dựng nền tảng online trong thời đại hiện nay.

Thông tin liên hệ:

Tóm lại, tốc độ Hosting có ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của người dùng và thứ hạng Website. Vì vậy nếu bạn không biết Hosting của mình đã được tối ưu về tốc độ load hay chưa thì có thể áp dụng ngay những công cụ kiểm tra tốc độ Hosting chúng tôi đã gợi ý phía trên. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.