Downtime Là Gì? 9 Cách Khắc Phục Thời Gian Downtime Của Website

Đối với một nhà quản trị website, chỉ số Downtime cao là một chỉ số đáng báo động và không hề tốt đối với trang web. Thông thường, con số này ở mức 0.1% thì được coi là an toàn. Vậy Downtime là gì và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng Downtime? Bài viết dưới đây của Mona Cloud sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này và hướng dẫn các cách để khắc phục tình trạng Downtime của website. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm Downtime là gì?

Khái niệm Downtime là gì? Cụ thể, Downtime trong tiếng Anh có nghĩa là thời gian ngừng hoạt động. Trong website, đây là một chỉ số để thể hiện tỷ lệ về thời gian trang web không hoạt động trong tổng thời gian tồn tại. Khi sự cố này xảy ra, thì người dùng không thể truy cập vào website cũng như những tài nguyên thuộc website đó. 

Chỉ số Downtime được đa số nhà quản trị website quan tâm vì chúng có ý nghĩa rất lớn, do ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh tổng thể của toàn bộ trang web.

khái niệm downtime

Thời gian Downtime được chia thành hai loại, bao gồm:

  • Tình trạng Downtime có kế hoạch mang tính xây dựng, có chủ ý để hệ thống và thiết bị được bảo trì, nâng cấp định kỳ.
  • Tình trạng Downtime ngoài kế hoạch là thời gian hư hỏng do những tình huống không lường trước như bị mất điện, thiết bị hỏng hóc…

Downtime và Uptime khác nhau như thế nào? 

Uptime là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ thời gian hoạt động của website trong tổng thời gian tồn tại. Như vậy, Downtime và Uptime là hai chỉ số đối lập nhau và người quản trị luôn muốn giảm chỉ số Downtime xuống mức thấp nhất có thể. Điều này dễ hiểu do Downtime lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều chỉ số khác. Đặc biệt, thứ hạng SEO của website sẽ nhanh chóng bị rớt xuống hạng thấp trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

sự khác nhau giữa downtime và uptime

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng Downtime của website?

Những lý do hàng đầu khiến website rơi vào tình trạng Downtime là gì? Con người, thiết bị và phần mềm độc hại là những đối tượng chính khiến tỷ lệ này tăng cao trong website. Cụ thể như sau: 

Do lỗi của con người

Theo khảo sát do Veriflow thực hiện, có khoảng 75% – 97% tình trạng website ngừng hoạt động ở các công ty xuất phát từ lỗi của con người. Điều này xảy đến có thể là do thiếu sự đào tạo khi quản trị web, áp lực về thời gian để hoàn thành hay sửa chữa mã nguồn. Sự căng thẳng trong quá trình làm việc cũng dễ dàng khiến con người mắc lỗi khiến Downtime diễn ra.

lỗi từ con người

Downtime diễn ra có thể do hành động rất đơn giản của con người như một cú nhấp chuột vô tình hay soạn thảo sai đoạn mã. Mặc dù trường hợp do lỗi của người dùng xảy ra nhiều nhưng đây cũng thường là lỗi dễ giải quyết nhất.

Lỗi thiết bị hư hỏng

Sử dụng thiết bị trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng hỏng hóc và bào mòn, điều này có thể làm giảm hiệu suất và gây ra tình trạng Downtime cho trang web. Khi đó, bảo trì phần cứng định kỳ là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động do sự cố phần cứng.

thiết bị hư hỏng

Ví dụ, vào năm 2010, Amazon, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, đã gặp phải sự cố ngừng hoạt động gây ảnh hưởng đến khắp châu Âu. Ban đầu, sự cố được cho là do hacker gây ra, nhưng sau đó Amazon đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chính là hỏng hóc phần cứng tại trung tâm dữ liệu của họ.

Bị tấn công bởi các phần mềm độc hại

Các trang web luôn là mục tiêu của những cuộc tấn công từ các hacker , và nguy cơ này tăng lên đáng kể đối với các trang web lớn và phức tạp hơn. Các hacker hiện nay liên tục phát triển các phương thức mới để xâm nhập và phá hoại website của các doanh nghiệp.

bị tấn công bởi hacker

Một trong những hình thức phổ biến nhất là tấn công DDoS, khiến máy chủ bị quá tải do liên tục nhận được yêu cầu và sau đó ngừng hoạt động. Ngoài ra, việc can thiệp vào bộ nhớ Cache của Hệ thống tên miền (DNS) và thay đổi địa chỉ IP cũng là một nguyên nhân khác có thể gây ra Downtime.

Tác hại của tình trạng Downtime đối với website

Những tác động ảnh hưởng đến website khi bị Downtime là gì? Cụ thể, tình trạng Downtime có thể gây ra một loạt các tác hại nghiêm trọng đối với một website, bao gồm:

Làm gián đoạn quy trình làm việc

Khi Downtime diễn ra, mọi quyền truy cập vào website đều bị chặn hoàn toàn. Dù bạn là admin, người tìm kiếm thông tin, nhân viên doanh nghiệp hay bên thứ ba đều bị từ chối kết nối.

downtime làm gián đoạn quy trình làm việc

Khi đó những dịch vụ của website không còn khả dụng, vì thế các bên sử dụng chúng đều bị ảnh hưởng và không thể hoàn thành các nhiệm vụ. Việc làm gián đoạn quy trình làm việc này có thể gây nên hiệu ứng domino làm giảm năng suất tổng thể. Lúc này, chi phí bị hao phí tăng lên và làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Gây thiệt hại về doanh thu

Đối với một website về thương mại điện tử, số lượng giao dịch B2C, B2B hay C2C… hoàn toàn bị đóng băng khi website bị Downtime. Khi thời gian gián đoạn diễn ra quá lâu dài, khách hàng có thể sẽ mất đi nhu cầu mua hàng và giao dịch. Như vậy, đơn hàng tiềm năng sẽ không bao giờ được hoàn thành. Điều này khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống.

gây thiệt hại về doanh thu

Mất dữ liệu và thông tin quan trọng

Một trong những tác động lớn nhất của Downtime là gì? Đó chính là vấn đề liên quan đến dữ liệu nội bộ và thông tin khách hàng. Website bị đóng băng có thể khiến dữ liệu của doanh nghiệp bị mất đi, bị hỏng hoặc không còn nguyên vẹn. Chính vì vậy, nếu bạn không chuẩn bị sẵn một bản sao lưu có tính năng cập nhật nội dung mới nhất, doanh nghiệp của bạn có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng data. 

đánh mất dữ liệu

Ngoài ra, Downtime còn có tác động tiêu cực khác là làm lộ dữ liệu nội bộ và thông tin khách hàng của doanh nghiệp hoặc tạo lỗ hổng bảo mật. Tin tặc lúc này sẽ tấn công và lấy đi những tài nguyên chúng cần. Lúc này, doanh nghiệp lại phải “dọn dẹp” hậu quả và xây dựng lại niềm tin với khách hàng.

Tạo ra trải nghiệm người dùng không tốt

Trong thời đại số này, mỗi người đều mong đợi mọi thứ được phản hồi nhanh và trải nghiệm lướt web liền mạch. Vì thế, khi xảy ra tình trạng Downtime, người dùng sẽ gặp khó khăn khi thao tác trên trang web, dẫn đến cảm giác không hài lòng và đánh giá thấp do trải nghiệm không tốt.

downtime tạo ra trải nghiệm người dùng không tốt

Sụt giảm xếp hạng SEO

Khi trải nghiệm người dùng không tốt, lưu lượng truy cập sẽ giảm, dẫn đến giảm độ uy tín của trang web và có thể khiến trang web bị tụt hạng trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.

tình trạng downtime làm giảm xếp hạng seo

Tốn kém chi phí và thời gian sửa chữa

Bên cạnh ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh, thời gian Downtime còn khiến chi phí để đầu tư vào thiết bị tăng lên và tốn thời gian để sửa chữa. Các lỗi về phần cứng, phần mềm thường không thể tự phục hồi. Để website về trạng thái bình thường cần có đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra và thử nghiệm các máy móc để tìm và vá lỗi. Những hoạt động này đều khiến chi phí phát sinh thêm.

tốn kém chi phí và thời gian sửa chữa

Tổng hợp 9 cách giảm thiểu và khắc phục tình trạng Downtime 

Hiện tượng Downtime có thể được giảm thiểu bằng những giải pháp liên quan đến mạng sử dụng, kiểm tra theo dõi thường xuyên, dùng công cụ… Sau đây, Mona Cloud sẽ chia sẻ đến bạn 9 cách giảm thiểu và khắc phục tình trạng Downtime của trang web một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất: 

Sử dụng mạng CDN

CDN (Content Delivery Network) còn được biết đến là mạng phân phối nội dung và là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng network. CDN nằm ở giữa máy chủ website và người tìm kiếm thông tin. 

sử dụng mạng phân phối nội dung CDN

Nhờ vào việc sử dụng mạng lưới này, tốc độ web được cải thiện tích cực, nội dung hiển thị nhanh chóng với người dùng. Bên cạnh đó, mạng còn có thể chọn lọc và chặn truy cập dựa trên địa chỉ IP để chống lại các đợt tấn công DDoS nguy hiểm.

Giám sát thời gian Uptime của website liên tục 

Giám sát thời gian Uptime là hoạt động giám sát tính khả dụng và khả năng hoạt động của trang web. Hệ thống sử dụng các điểm kiểm tra trong mạng máy tính (checkpoint) để gửi yêu cầu, ping và thiết lập kết nối đối với cả trang web và máy chủ.

theo dõi thời gian uptime của website

Các bộ theo dõi (monitor) được giao nhiệm vụ kiểm tra mã phản hồi và thời gian phản hồi, sau đó báo cáo kết quả. Khi phát hiện có lỗi hoặc sự trì trệ, các tín hiệu cảnh báo sẽ được kích hoạt. Trong các trường hợp khẩn cấp, các điểm kiểm tra có thể xác nhận lỗi trước để nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.

Sử dụng công cụ hỗ trợ giám sát tính khả dụng 

Công cụ giám sát website là một phần mềm quan trọng giúp theo dõi và đảm bảo tính khả dụng, hiệu suất và an toàn của các trang web. Nó cung cấp các tính năng như cảnh báo thời gian thực, phân tích lưu lượng truy cập và kiểm tra định kỳ để hỗ trợ quản trị viên website trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách nhanh chóng, nhằm tăng cường trải nghiệm người dùng.

sử dụng công hỗ trợ giám sát website

Một số công cụ hỗ trợ giám sát tính khả dụng của website được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Montastic: Công cụ này dễ sử dụng, nhưng chỉ cảnh báo khi website gặp sự cố. Montastic sẽ thực hiện kiểm tra website định kỳ với tần số 30 phút/ lần. 
  • Uptime Robot: Công cụ này thông báo về tình trạng của website qua SMS, Telegram, Email,… Ngoài ra, Uptime Robot còn kiểm tra các cổng HTTPS, ghi lại thời gian bị Downtime và xác minh Downtime.
  • Pingdom: Đây là công cụ theo dõi Uptime phổ biến trên thế giới với nhiều dịch vụ như: giám sát người dùng, thời gian hoạt động, tốc độ trang, API hoặc thông tin chi tiết về người truy cập vào website… Tần suất Pingdom thực hiện hoạt động là 1 phút/ lần. 
  • Site24x7: Nền tảng này có hơn 110 địa điểm trên toàn cầu và hỗ trợ giám sát các dịch vụ Internet phổ biến như HTTPS, DNS, SMTP, SSL… Ngoài ra, Site24x7 cũng tích hợp với các dịch vụ như Zapier và Pager Duty để cung cấp thông báo kịp thời. Nhờ vậy, hiện tượng sebsite và server Downtime được kiểm tra thường xuyên và hiệu quả.
  • Monitis: Công cụ này không chỉ cung cấp dịch vụ giám sát toàn diện cho trang web mà còn bao gồm cả server và ứng dụng. Nó mang lại khả năng giám sát chuyên sâu và ghi lại mọi thay đổi của trang web, ứng dụng và server của người dùng từ mọi lúc, mọi nơi.

Thuê dịch vụ giám sát website uy tín

Nếu doanh nghiệp bạn không đủ nguồn nhân lực hay không có nhân lực chuyên môn về lĩnh vực, thuê dịch vụ ngoài là lựa chọn đúng đắn. Sử dụng dịch vụ giám sát website là một cách để theo dõi website thường xuyên hơn. Khi phát hiện lỗi, bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức để có thể xử lý vấn đề kịp thời.

thuê dịch vụ giám sát website

Bạn chỉ cần trả một khoản phí hàng tháng, đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra, đảm bảo thời gian Downtime thấp và các chỉ số website ổn định.

Theo dõi hiệu năng và chức năng hoạt động

Theo dõi thời gian Uptime là phương pháp quan trọng để đảm bảo tính khả dụng của website. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể đánh giá hiệu suất và chức năng ở mức độ hạn chế. Thay vào đó, việc giám sát hiệu suất web, ứng dụng web và API sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng hoạt động của hệ thống, từ đó giúp bạn phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn một cách sớm nhất.

theo dõi hiệu năng và chức năng của website

Theo dõi và giám sát API 

Các doanh nghiệp và các trang web SaaS liên kết với nhau và với người dùng qua các giao diện lập trình ứng dụng (API) công khai, ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, nếu xảy ra sự cố, không chỉ API bị ảnh hưởng mà còn các ứng dụng di động sẽ ngừng hoạt động. Nội dung, chức năng và quy trình sao lưu của trang web cũng sẽ đồng thời mất đi và không thể thực hiện được.

giám sát api để giảm tình trạng downtime

Để kiểm tra chức năng của API, bạn có thể sử dụng công cụ theo dõi API, giúp giảm thiểu thời gian Downtime khi đã xác định được các lỗi hoặc sự cố.

Theo dõi hiệu suất trang web 

Màn hình hiệu suất web sử dụng các trình duyệt như Chrome, Internet Explorer để gửi và nhận yêu cầu, cũng như kiểm tra và phản hồi lại các thông báo lỗi. Sau đó, nội dung phản hồi sẽ được tải vào trình duyệt, từ đó kích hoạt các yêu cầu tiếp theo.giám sát hiệu suất web

Quá trình giám sát hiệu suất website sẽ kiểm tra hiệu suất của từng thành phần web và tổng hợp chúng thành báo cáo dưới dạng biểu đồ thác nước. Biểu đồ này giúp dễ dàng đánh giá, phân tích và theo dõi hiệu suất của trang web.

Giám sát ứng dụng web 

Giám sát ứng dụng web đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và trải nghiệm của người dùng. Khi trang web vẫn có thể truy cập nhưng quá trình truy cập và thao tác trên đó không mượt mà và mất thời gian, điều này có thể được coi là một dạng của thời gian Downtime. Việc giám sát ứng dụng web sẽ giúp bạn phát hiện và khắc phục các vấn đề này.

giám sát ứng dụng web

Cách hoạt động của việc giám sát ứng dụng web là sử dụng các checkpoint để gửi yêu cầu giống như việc một người dùng thực hiện. Các checkpoint sẽ tiến hành kiểm tra giao diện, cấu trúc đăng nhập, cấu trúc của biểu mẫu, giỏ hàng, quy trình thanh toán,… và nhiều phần khác. Đồng thời, dịch vụ cũng giám sát các phản hồi từ máy chủ và kiểm tra các nội dung đang được truyền đi.

Thiết lập tài khoản Hosting độc lập trên Server

Để đảm bảo tính khả dụng của trang web, bạn có thể cân nhắc thiết lập hai tài khoản Hosting riêng biệt, mỗi tài khoản trên một công ty Hosting khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có một bản sao lưu đáng tin cậy trong trường hợp tài khoản chính hoặc máy chủ gặp sự cố.

thiết lập tài khoản hosting độc lập

Cách bảo vệ website tránh khỏi tình trạng Downtime 

Những giải pháp tốt để tránh Downtime là gì? Bên cạnh những cách để phòng và khắc phục Downtime được chia sẻ ở trên, bạn có thể áp dụng 4 cách dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ tốt trang web của mình không bị ngừng hoạt động đột xuất:

  • Chủ động sử dụng các công nghệ diệt virus, phần mềm chống tin tặc uy tín và nâng cấp nhất.
  • Sử dụng nhân lực có qua đào tạo bài bản để quản trị website, tránh thao tác bừa bãi.
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp Server, Hosting chất lượng cao như Mona Cloud. Chúng tôi đảm bảo cung cấp đến bạn dịch vụ lưu trữ an toàn và ổn định nhất.
  • Bạn phải luôn có kế hoạch về nâng cấp website để tạo không gian truy cập rộng rãi cho lượng người dùng. Đặc biệt là ở thời điểm doanh nghiệp chạy các chương trình khuyến mãi hay ra mắt sản phẩm mới.
cách bảo vệ website khỏi tình trạng downtime

Tóm lại, chỉ số Downtime thấp tạo nền tảng tốt cho SEO và hạn chế những thiệt hại về kinh tế diễn ra. Bài viết trên của Mona Cloud đã cung cấp đến bạn kiến thức hữu ích về Downtime là gì, những biện pháp để phòng và khắc phục hiệu quả. Nếu bạn có câu hỏi về chủ đề, hãy gửi yêu cầu đến chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.